Cảnh trong phim "Tây Sơn hào kiệt".
Ngay khi ra mắt, "Tây Sơn hào kiệt" (Hãng phim Lý Huỳnh), bộ phim dã sử đầu tiên về người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với trận thắng Ngọc Hồi lịch sử, đánh tan 20 vạn quân Thanh, đã nhận được nhiều lời khen ngợi
Lần đầu tiên, điện ảnh Việt Nam có được những cảnh chiến đấu bằng võ thuật và binh khí thật nhất, hoành tráng nhất, khiến nhiều người gọi đây là "phim bom tấn của điện ảnh Việt Nam", "tương lai khả quan cho dòng phim lịch sử Việt" hay "Đại Xích Bích của Việt Nam" v.v…
Cuối tháng 6/2010, bộ phim được Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Với sự thành công về nhiều mặt, "Tây Sơn hào kiệt" sẽ được lựa chọn để trình chiếu trong Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi. Chiều 27/8, "Tây Sơn hào kiệt" đã được Hội Điện ảnh Việt
- Trong khi các hãng phim tư nhân chạy theo những đề tài "hot" với giới trẻ, thì lý do nào để Hãng phim Lý Huỳnh mạnh tay đầu tư 12 tỷ đồng cho một bộ phim dã sử như "Tây Sơn hào kiệt"?
- Tôi dự định làm một loạt phim về các Anh hùng dân tộc, như Hoàng đế Quang Trung, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực v.v… Tôi chọn tái hiện hình tượng Hoàng đế Quang Trung, là để nhắc nhở các thế hệ cháu con về truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của cha ông. Ông lại là người võ nghệ cao cường nên rất hợp với sở trường của tôi nếu dựng phim. Hơn nữa, Trung Quốc đã có nhiều phim dã sử thành công, thậm chí, còn dành giải Oscar như Hero, nên tôi nghĩ, điện ảnh Việt
- Lần đầu tiên trong nền điện ảnh nước nhà, một góc lịch sử Việt Nam đã được tái hiện hào hùng trong bộ phim dã sử với sự hoành tráng và những đại cảnh rất ấn tượng. Ông có thể chia sẻ với bạn đọc đôi điều về hậu trường phim được không?
- Để có những cảnh quay hoành tráng, ấn tượng, chúng tôi phải sử dụng tổng thể 20.000 diễn viên quần chúng, quay ròng rã trong một tháng trời. Chỉ riêng đặt làm 10 khẩu súng thần công đã ngốn 120 triệu. Đó là chưa kể 100 con chiến mã đúng tiêu chuẩn, thuê từ trường đua Phú Thọ và 100 con voi ở Buôn Ma Thuộåt. 4.000 bộ trang phục được may theo mẫu ở Bảo tàng Quang Trung để cho quân Tây Sơn và quân Thanh mặc khi đánh nhau, cũng là một kỷ lục của phim này. Hơn 200 võ sư cổ truyền Đình Định và Vovinam tham gia diễn xuất, đã góp phần quan trọng tạo nên hào khí Tây Sơn một cách chân thực trong phim.
- 12 tỷ đồng là một con số rất lớn, nhưng lại chưa phải là nhiều để dựng phim dã sử. Ông làm cách nào để có thể "tằn tiệm" mà vẫn có những đại cảnh ấn tượng như đã có?
- Chính quyền và bà con Bình Định đã giúp đỡ đoàn làm phim rất nhiều. Khi quay cảnh tấn công đồn Ngọc Hồi, do không có trường quay, chúng tôi phải xin quay trên đất nhà ông Lê Anh Kiệt ở Củ Chi. Sau khi nghe về nội dung phim và xem bản vẽ, ông bất ngờ đề nghị được hỗ trợ toàn bộ mô hình cảnh quay trị giá trên 200 triệu đồng. Khu Du lịch Đại
- Bà Anna Kan, Giám đốc Hãng phim Digital Magic, nơi "Tây Sơn Hào Kiệt" làm hậu kỳ, nhận xét: "Các diễn viên trong phim diễn rất đạt, từ ánh mắt đến từng cử chỉ. Họ liên kết với nhau thật tuyệt vời, để diễn tả được sự hùng mạnh của một bộ phim lịch sử. Ông có thể chia sẻ về quan điểm chọn diễn viên của mình?
- Bộ phim hội tụ được 3 thế hệ diễn viên điện ảnh: NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh, Lý Huỳnh, Lý Hùng, Công Hậu, Tấn Hưng v.v… NSND Đoàn Dũng đã "tải" vai Tôn Sĩ Nghị xứng với danh tiếng của ông, mà tôi chắc khó ai làm nổi. Cũng chỉ một ánh mắt, một nét môi run rẩy, NSND Thế Anh đã lột tả thật sâu sắc tâm lý Nguyễn Hữu Chỉnh, một người đa mưu túc kế. Với ngoại hình khá giống Hoàng đế Quang Trung, lại giỏi võ nghệ, Lý Hùng có nhiều lợi thế khi vào vai này, Lý Hùng đã thể hiện tốt được thần thái uy nghi, lẫm liệt của người Anh hùng áo vải. Lựa chọn Hoa hậu Thùy Lâm cho vai Ngọc Hân bởi, Thùy Lâm mang nét ngây thơ, quí phái, sang trọng của người con gái xứ Bắc, tương đồng nhân vật cô đảm nhận. Các nghệ sĩ khác cũng đều hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình! Ý kiến của khán giả và các nhà chuyên môn là sự thẩm định khách quan nhất cho bộ phim!
- Xin cảm ơn NSƯT Lý Huỳnh!
NSND Huy Thành: Đó là phim cổ trang khá nhất từ trước đến nay. NSND Đình Quang: Một bộ phim thực sự hoành tráng, ấn tượng, đáng được tự hào trong nền điện ảnh Việt NSND Bùi Đình Hạc: Thấm đẫm trong "Tây Sơn hào kiệt" là cái hồn dân tộc, với tinh thần chống xâm lăng. Bộ phim được xây dựng công phu, từ cấu trúc đến diễn viên, đều chặt chẽ và chân thực, thể hiện được ý tưởng lớn lao. |
Theo CAND
(HBĐT) - Hơn 80 tuổi, tóc bạc, chân chậm nhưng mỗi khi nhắc đến thường rang, bọ mẹng hay nghe thấy tiếng cồng chiêng thì đôi mắt cụ Bùi Văn Hin ở xóm Rú 5, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong lại sáng lên. Cụ bảo đó là thứ ánh sáng đặc biệt – ánh sáng của tình yêu văn hóa truyền thống dân tộc.
Hòa nhạc "Điều còn mãi" năm nay không chỉ thuần Việt mà còn "thuần Hà Nội" bởi những tác phẩm âm nhạc đều do các tác giả là người Hà Nội hoặc đã định nghiệp ở Hà Nội sáng tác. Họa sĩ Đào Hải Phong, một người con của thủ đô sẽ tham gia sự kiện âm nhạc giàu ý nghĩa này bằng 30 bức tranh vẽ về Hà Nội, bày ở sảnh Nhà hát Lớn vào lúc 14h ngày 2/9/2010.
Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đánh giá là một cuộc chơi sang của người làm nghệ thuật sân khấu. Dựng một vở lịch sử đã khó, để có doanh thu bằng vở lịch sử lại càng khó… Tuy nhiên nhìn vào sự hưởng ứng và số lượng khán giả đông đảo các đêm diễn ra tại liên hoan đã cho thấy một khía cạnh khác. Đó là đề tài lịch sử nếu người nghệ sĩ biết làm hay thì vở diễn vẫn có sức hút.
LTS: Vì mang “nỗi buồn tiểu tư sản” mà 40 năm sau khi ra đời, Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương mới được hát công khai trên sân khấu
Hằng ngày, đúng sáu giờ sáng, Ðài Phát thanh - Truyền hình Côn Ðảo lại cất lên giai điệu bài Chiến sĩ Việt Nam của Văn Cao. Bản anh hùng ca ấy ra đời từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đã từng thúc giục bao thế hệ chiến sĩ Việt Nam ra chiến trường, chấp nhận hy sinh gian khổ để đất nước có ngày độc lập, tự do. Và giờ đây, mỗi sáng Côn Ðảo lại thức dậy với khúc tráng ca ấy, nghe mà lòng rạo rực khôn nguôi...
Khi một bộ phim Hàn gây sốt được chiếu trên truyền hình, nhiều người đi đường ở TP HCM lại bắt gặp nhan nhản những "bản sao" hàng loạt của nhân vật chính trong phim. Mắt của Kim Tae Hee, mũi của Han Ga In, môi của Kim Hye Soo, quần áo thì theo phong cách bohemian của Moon Geun Young, còn tính cách thì y hệt Jeon Ji Hyun trong phim “Cô nàng ngổ ngáo”… nhiều bạn trẻ giờ đây không còn nhận ra đâu là con người thật của chính mình.