Tiêu bản cụ Rùa đang được trưng bày tại đền Ngọc Sơn.
Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Dự lễ tiếp nhận có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.
Phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm do nghệ nhân Trần Độ, làng gốm Bát Tràng sáng tạo trong sáu tháng, từ nguyên liệu gốm cổ dựa trên tiêu bản cụ Rùa đang được trưng bày tại đền Ngọc Sơn.
Phiên bản cụ Rùa bằng gốm có kích thước 3,3x2,6x1,36m, nặng gần 4 tấn và được nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.
Trước đó, ngày 27/9, lễ trình Thành hoàng làng - Tổ nghề gốm Bát Tràng phiên bản cụ Rùa - linh vật thần Kim Quy đã được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống.
Sinh năm 1957, nghệ nhân Trần Độ là thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần làm gốm ở làng gốm cổ Bát Tràng và được mệnh danh là "vua" men sứ của làng. Trong gia tài của ông hiện có hơn 70 bài men cổ, riêng dòng men ngọc có tới 12 công thức khác nhau.
Nghệ nhân Trần Độ đã phục chế hàng trăm sản phẩm gốm cổ thời Lý, Trần, Lê như lư hương, chân đèn, chum, chóe, bát đĩa, thể hiện qua các lớp men rạn, men chảy các màu mà vẫn giữ được những hoa văn cổ xưa, giản dị mà thanh thoát. Ông được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân năm 2003./.
Theo Báo SKĐS
Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) vừa nhận được hồ sơ đăng ký của cụ Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban Di tích đền Voi Phục, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ đề nghị các cơ quan chức năng công nhận 9 cây Muỗm cổ thụ ở khu vực này là cây Di sản Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và chăm sóc đặc biệt. Bởi “9 Đại lão mộc” này là những nhân chứng đã gắn bó trường tồn với lịch sử kinh thành Thăng Long, với Thủ đô Hà Nội.
Chiều ngày 27-9, tại Cung văn hoá Thanh Niên thành phố Hải Phòng đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa- Thể Thao và Du lịch Hải Phòng lần thứ nhất.
(HBĐT) - Lần cuối cùng tôi được nghe điệu khắp, được vui điệu xòe bên ánh lửa bập bùng cũng đã lâu. Nhưng mỗi lần nhớ lại, những giai điệu da diết, những vòng tay thật chặt trong đêm xòe lại như khúc hát thanh bình rộn ràng đang dần xua đi những nhọc nhằn, khốn khó ở những vùng quê nghèo trên khắp núi rừng Đà Bắc.
Hà Nội khi đi xa ai cũng nhớ, nhất là trong mỗi độ thu về. Có khi đó chỉ là một chiếc lá vàng rơi chiều phố cổ hay một chút xao xuyến của tia nắng ban mai trên mặt nước Hồ Gươm. Với nhạc sĩ Quỳnh Hợp, Hà Nội cổ kính lại vừa trẻ trung mà bình dị, là hoài niệm êm đềm về tuổi thơ và thời thiếu nữ mộng mơ.
Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, những nghệ nhân, nghệ sĩ tài hoa của Việt Nam ở phía bắc và phía nam đã hoàn thành hai tác phẩm nghệ thuật dâng tặng Thủ đô nghìn năm văn hiến sau nhiều năm tháng miệt mài thực hiện.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức các nghi thức tâm linh Khai quang yên vị tượng Ðức Thánh Gióng - Phù Ðổng Thiên Vương và cầu quốc thái dân an tối 26-9 với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các chư tôn, đức giáo phẩm cùng hơn 500 tăng sĩ của Học viện Phật giáo Việt Nam.