Một cảnh trong phim Em bé Hà Nội.
Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.
Một Hà Nội như vậy đã đi vào điện ảnh từ rất lâu rồi. Không chỉ là đối tượng phản ánh mà người Hà Nội còn là những người làm phim.
Điện ảnh VN thực sự hình thành khi có Hãng phim truyện VN (1953), nhưng mãi tới 1974 mới có phim Đến hẹn lại lên có người và cảnh Hà Nội. Cũng năm này, phim Em bé Hà Nội ra đời thì hoàn toàn là chuyện của người Hà Nội. Năm 1976, một bộ phim tiếp theo về người Hà Nội đáng yêu là Sao Tháng Tám. Rồi tại Liên hoan phim VN 1999, cảnh và người Hà Nội lại một lần nữa lên phim trong Hà Nội mùa đông năm 1946. Thực tế còn nhiều phim về Hà Nội đã làm nổi bật lên những tính cách và truyền thống của người Hà Nội.
Trong các phim về Hà Nội, hình ảnh người lính thật đáng ca ngợi như trong Tiền tuyến gọi, Em bé Hà Nội, Vùng trời, Hà Nội mùa đông năm 1946, Sống mãi với Thủ đô. Đó còn là những người thợ dũng cảm, gan dạ như trong phim Ở phía Bắc thành phố hay những chiến sĩ công an mưu trí, sáng tạo trong Điệp vụ thứ nhất, Đằng sau cánh cửa. Cũng còn những người Hà Nội rất đỗi bình thường mà khi vào phim cũng rất đáng trân trọng như Người Hà Nội, Trở về, Ngõ hẹp. Lại cũng không thể không kể những nhân vật lịch sử trong Đêm hội Long Trì, Hoàng Lê nhất thống chí...
Đặc biệt người công dân số 1 của Hà Nội: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được tình cảm của quảng đại quần chúng.
Điện ảnh đã ghi chép được bằng ngôn ngữ của riêng mình một Hà Nội anh hùng, văn hiến, sáng tạo, tài hoa.
Cảnh trong phim Đêm hội Long Trì. |
Cũng không thể không nói đến phim tài liệu, khoa học, phóng sự về Hà Nội. Thực ra phim tài liệu còn đi trước cả phim truyện. Năm 1959, đánh dấu một vinh quang của phim tài liệu gắn với Hà Nội là Nước về Bắc Hưng Hải ghi lại không khí lao động nhiệt tình sôi nổi xây dựng đất nước trên công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải tại Gia Lâm, khẳng định sức sống mới của nhân dân VN trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng CNXH. Phim Mở đường Trường Sơn ca ngợi sự hy sinh cao cả của đoàn 559, trong đó có không ít thanh niên Hà Nội. Đặc biệt 1983, giới làm phim tài liệu xôn xao với Hà Nội trong mắt ai. Đạo diễn Trần Văn Thủy đã tìm trong những bài học trị nước yên dân thuở xưa mà làm phim, phản ánh tinh thần và tư tưởng của thời đại va đập mạnh vào cuộc sống xã hội đương thời. Nhiều cảnh rất thực và thơ, riêng trường đoạn về họa sĩ Bùi Xuân Phái thì thật tuyệt. Năm 1987, ông làm tiếp Chuyện tử tế phản ánh thực trạng VN ở thập kỷ 80 của thế kỷ 20 với những bức xúc trong đời sống. So với ngày hôm nay thì những phản ánh trong hai bộ phim trên là thường tình, nhưng vào thập kỷ 80, cách đây non 30 năm, ấy là sự tái hiện hiện thực một cách dũng cảm và tài tình.
Và những ngày này khi Hà Nội tưng bừng trong không khí chờ đón Đại lễ 1000 năm Thăng Long, người dân cả nước lại được “đến” với Hà Nội qua bộ phim truyền hình Nếp nhà đang được phát sóng trên kênh VTV1.
Theo Báo SKĐS
Có thể thấy những tác phẩm điện ảnh đậm đặc về cuộc sống và con người Hà Nội nhiều vô kể. Điều đó để minh chứng một điều rằng, Hà Nội trước kia, bây giờ và mai sau vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với những người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.
Bộ phim truyện truyền hình Lều chõng (dài 23 tập, biên kịch: Lê Ngọc Minh – dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim TFS sản xuất) đang phát sóng lúc 18 giờ các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư hàng tuần trên HTV9 đã gây chú ý bởi đây là bộ phim phản ánh được nếp sinh hoạt, ứng xử và những phong tục trong thi cử ngày xưa.
Album của sao có tìm tòi sáng tạo hơn. Những ca khúc có ca từ não tình, bất cần đời và tẻ nhạt không còn trong các album của ca sĩ trẻ
Hiếm một cuộc hội thảo khoa học nào ở TP.Hồ Chí Minh lại quần tụ nhiều nhà khoa học của nhiều tỉnh, thành như vậy. Với 140 bài tham luận mang ý nghĩa tri ân mảnh đất rồng bay như một cội nguồn hội tụ và tỏa sáng sức sống trường tồn dân tộc.
Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) vừa nhận được hồ sơ đăng ký của cụ Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban Di tích đền Voi Phục, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ đề nghị các cơ quan chức năng công nhận 9 cây Muỗm cổ thụ ở khu vực này là cây Di sản Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và chăm sóc đặc biệt. Bởi “9 Đại lão mộc” này là những nhân chứng đã gắn bó trường tồn với lịch sử kinh thành Thăng Long, với Thủ đô Hà Nội.
Chiều ngày 27-9, tại Cung văn hoá Thanh Niên thành phố Hải Phòng đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa- Thể Thao và Du lịch Hải Phòng lần thứ nhất.
(HBĐT) - Lần cuối cùng tôi được nghe điệu khắp, được vui điệu xòe bên ánh lửa bập bùng cũng đã lâu. Nhưng mỗi lần nhớ lại, những giai điệu da diết, những vòng tay thật chặt trong đêm xòe lại như khúc hát thanh bình rộn ràng đang dần xua đi những nhọc nhằn, khốn khó ở những vùng quê nghèo trên khắp núi rừng Đà Bắc.