Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương,
tác phẩm đoạt giải nhất.

Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương, tác phẩm đoạt giải nhất.

Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mục đích của cuộc thi mong muốn kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp và vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển bền vững của các thế hệ người Việt Nam. Ðồng thời, thông qua đó chọn lọc các tác phẩm xuất sắc thể hiện nét đẹp của gia đình Việt Nam để giới thiệu với công chúng cả nước và bạn bè quốc tế, qua đó thêm hiểu và trân trọng các giá trị của gia đình trong đời sống người Việt Nam.


 

Thể lệ của cuộc thi không giới hạn thời gian chụp, nhưng phải là ảnh được chụp bởi chính người dự thi, đối tượng được chụp phải là người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ðiều đáng tiếc là, có thể do thông tin về cuộc thi không được tuyên truyền rộng rãi, bên cạnh đó thể lệ lại nêu rõ "ảnh được chụp bởi chính người dự thi", nên những bức ảnh gia đình Việt Nam thời xưa đã vắng bóng tại cuộc thi này. Hầu hết các tác phẩm dự thi đều là những bức ảnh được các tác giả mới sáng tác trong thời gian gần đây.


 

Tuy vậy, Ban Giám khảo đã tìm ra được những tác phẩm xuất sắc, xứng đáng nhận giải. 21 giải thưởng đã thể hiện được nét đẹp gia đình Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước: vùng đồng bằng, trung du, miền núi, Tây Nguyên, miền biển, miền nam, miền tây... Bức ảnh "Hạnh phúc tuổi già" của Nguyễn Văn Thương (Lâm Ðồng) được trao giải nhất có một bố cục, ánh sáng đẹp, nội dung ảnh chất chứa nhân văn, tình đời. Người xem dễ nhận thấy sự hiện diện của một không gian đầm ấm với một căn bếp đơn sơ mà thấm đẫm hạnh phúc, niềm vui: người bà bế đứa cháu nhỏ, đứa cháu lớn ngồi chơi bên cạnh, người ông bận rộn với bữa cơm cho gia đình. Hai bức ảnh được trao giải nhì: "Ði chợ ngày xuân" - Nguyễn Hồng Nga (TP Hồ Chí Minh) và "Xuân hạnh phúc" - Nguyễn Bách Thảo (Vĩnh Long) đều gợi đến một mùa xuân mới đang đến gần, nhà nhà nô nức đi sắm Tết, sắc xuân tươi thắm trên những gương mặt rạng ngời hạnh phúc bên những cành mai, những giỏ hoa cúc rực rỡ của đất phương nam... Nhiều tác phẩm còn lại, cách thể hiện nội dung khác nhau, nhưng đều toát lên sự ấm áp của gia đình, tình bà cháu, mẹ con, vợ chồng con cái hạnh phúc.


 

Tuy nhiên, như trên đã nói, các bức ảnh được lựa chọn trao giải và triển lãm mới chỉ phần nào thể hiện được "gia đình Việt Nam nay" mà thiếu hẳn "gia đình Việt Nam xưa" khiến cho công chúng khó có cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống gia đình của người Việt Nam xưa và nay. Ðược biết, toàn bộ số ảnh được chọn tại Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" sẽ được triển lãm vào tháng 6-2011 nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28-6.
 
                                                                       Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một cảnh trong phim Em bé Hà Nội.
Không có hình ảnh

Rộn ràng Đại lễ: Chớ quên sức hút chợ đêm phố cổ

Sáu năm nay, người dân Thủ đô và khách đến Hà Nội đã quen với việc có một chợ đêm để dạo chơi và mua sắm. Nhiều người khi nhắc đến chợ đêm Hà Nội vẫn mong muốn sẽ có một chợ đêm hoạt động đầy hấp dẫn mà quy củ.

Tặng phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm bằng gốm lớn nhất

Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Chị dâu em chồng thời hiện đại

(HBĐT) - Dân gian ta xưa vẫn có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng”. Lâu nay, mâu thuẫn giữa em chồng và chị dâu vẫn luôn là đề tài chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, cũng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa chị dâu em chồng liệu có thay đổi?

Lều chõng - Một phim ấn tượng

Bộ phim truyện truyền hình Lều chõng (dài 23 tập, biên kịch: Lê Ngọc Minh – dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim TFS sản xuất) đang phát sóng lúc 18 giờ các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư hàng tuần trên HTV9 đã gây chú ý bởi đây là bộ phim phản ánh được nếp sinh hoạt, ứng xử và những phong tục trong thi cử ngày xưa.

Mùa album mới: Tín hiệu xanh

Album của sao có tìm tòi sáng tạo hơn. Những ca khúc có ca từ não tình, bất cần đời và tẻ nhạt không còn trong các album của ca sĩ trẻ

Văn hoá Nam Bộ có cội nguồn từ văn hoá Thăng Long-HN

Hiếm một cuộc hội thảo khoa học nào ở TP.Hồ Chí Minh lại quần tụ nhiều nhà khoa học của nhiều tỉnh, thành như vậy. Với 140 bài tham luận mang ý nghĩa tri ân mảnh đất rồng bay như một cội nguồn hội tụ và tỏa sáng sức sống trường tồn dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục