Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .

(HBĐT) - Trong hai ngày 29 và 30/9, tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã diễn ra Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Trung tâm KN-KN Quốc gia; Sở NN&PTNT các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nội; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh; cùng hàng nghìn bà con nông dân của huyện Tân Lạc.

 

Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010 được UBND huyện Tân Lạc phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức với  mục đích tuyển chọn và chọn lọc những con trâu giống tốt. Thông qua hội thi để cấp giấy chứng nhận cho những con trâu có chất lượng, là cơ sở cho việc quản lý khai thác, phát triển nhân rộng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy tiềm năng phát triển nghề nuôi trâu, phát triển sản xuất hàng hoá tại địa phương, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 

Tham gia hội thi gồm các con trâu đực và cái giống tốt lựa chọn từ 24 xã, thị trấn trong huyện Tân Lạc với các nội dung: ngoại hình, sức khoẻ sinh sản, khối lượng. Ở vòng thi thứ hai, Ban tổ chức đã lựa chọn được 12/48 con trâu giống tốt đại diện cho gần 15 nghìn con trâu trên địa bàn huyện tham gia vòng trung kết. Ngoài các nội dung dành cho trâu, Hội thi còn có thêm phần thi kiến thức đối với các chủ trâu. Qua đó để các chủ trâu cùng nhau trao đổi kinh nghiệm chọn giống, chăn nuôi và nuôi dưỡng trâu giống tốt để duy trì và phát triển, nhân rộng đàn trâu cho huyện và trong toàn tỉnh. Đồng thời còn là dịp để bà con nông dân có cơ hội được học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi trâu từ những người nuôi trâu giỏi.

 

Sau 2 ngày thi, Ban tổ chức đã trao 2 nhất, 4 nhì, 6 ba và 36 khuyến khích cho các chủ trâu có trâu giống tốt tại hội thi. Giải nhất thuộc về trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh và trâu của ông Bùi Văn Hưng, xóm Trù, xã Mỹ Hoà. 

 

                                                                       PV

Các tin khác

Phan Hòa (vai Thái hậu Dương Vân Nga) và Hoàng Hải (vai Lê Hoàn) trong phim.
Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương,
tác phẩm đoạt giải nhất.
Không có hình ảnh

Người Hà Nội với điện ảnh

Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Rộn ràng Đại lễ: Chớ quên sức hút chợ đêm phố cổ

Sáu năm nay, người dân Thủ đô và khách đến Hà Nội đã quen với việc có một chợ đêm để dạo chơi và mua sắm. Nhiều người khi nhắc đến chợ đêm Hà Nội vẫn mong muốn sẽ có một chợ đêm hoạt động đầy hấp dẫn mà quy củ.

Tặng phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm bằng gốm lớn nhất

Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Chị dâu em chồng thời hiện đại

(HBĐT) - Dân gian ta xưa vẫn có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng”. Lâu nay, mâu thuẫn giữa em chồng và chị dâu vẫn luôn là đề tài chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, cũng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ giữa chị dâu em chồng liệu có thay đổi?

Lều chõng - Một phim ấn tượng

Bộ phim truyện truyền hình Lều chõng (dài 23 tập, biên kịch: Lê Ngọc Minh – dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim TFS sản xuất) đang phát sóng lúc 18 giờ các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư hàng tuần trên HTV9 đã gây chú ý bởi đây là bộ phim phản ánh được nếp sinh hoạt, ứng xử và những phong tục trong thi cử ngày xưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục