Các điển hình tiêu biểu của văn hóa Mường Hòa Bình được phục dựng trong Lễ hội khai hạ Mường Bi tổ chức hàng năm tại xã Phong Phú (Tân Lạc).
(HBĐT) - Khiêm tốn ẩn mình đằng sau khối nhà của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch trong lúc chưa có trụ sở mới, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình vẫn thể hiện được vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương. Với nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, viên chức của Bảo tàng đang có những hành động thiết thực góp phần củng cố vững chắc hơn sự hiện hữu của các giá trị văn hoá cổ trong cuộc sống đương đại ở Hòa Bình.
Thành lập năm 1991, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình đã có gần 20 năm hoạt động. Trong suốt thời gian đó, đội ngũ cán bộ, viên chức của Bảo tàng luôn tận tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu đã được ngành VH-TT&DL đề ra, đơn vị đã tổ chức phong trào thi đua trên từng lĩnh vực nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, từng bước nâng cao hiệu quả của công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, Bảo tàng đã sưu tầm và lưu giữ trên 11.100 hiện vật tiêu biểu của mảnh đất văn hóa Hòa Bình. Tất cả đều được bảo quản an toàn theo quy định, sẵn sàng phục vụ công tác trưng bày và nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm 2006 – 2010, Bảo tàng đã phối hợp với các bảo tàng T.Ư và tỉnh bạn tổ chức nhiều cuộc trưng bày ngoài tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi giá trị đặc sắc riêng có của văn hóa Hòa Bình. Đồng thời, chủ động tổ chức trưng bày lưu động trên địa bàn các huyện, xã, hướng tới phục vụ người dân vùng sâu vùng xa nhằm khơi dậy trong dân niềm tự hào đối với các giá trị văn hóa cổ đậm đà bản sắc dân tộc. Những cuộc trưng bày, triển lãm cố định và lưu động của Bảo tàng đã thu hút khoảng 65.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy nỗ lực của những người làm văn hóa tỉnh nhà đã bước đầu được đền đáp xứng đáng.
Song song làm tốt công tác nghiệp vụ bảo tàng, Bảo tàng tỉnh còn chú trọng thực hiện công tác quản lý di tích. Với những hoạt động thiết thực như kiểm kê di tích, lập hồ sơ khoa học di tích, tu bổ tôn tạo di tích, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý di tích, giới thiệu di tích cho các đối tượng người dân, Bảo tàng đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát huy giá trị của di tích. Từ năm 2006 đến nay, Bảo tàng đã tiến hành tổng kiểm kê, khảo sát 149 điểm trên địa bàn bốn huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy và Mai Châu, từ đó lựa chọn được 66 điểm đạt tiêu chuẩn là di tích. Ngoài ra, đã nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di tích trình UBND tỉnh ra quyết định cấp bằng công nhận cho 10 di tích cấp tỉnh và 06 di tích trình Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận là di tích cấp quốc gia; tiến hành tu bổ, tôn tạo 9 di tích, kịp thời đưa vào khai thác và sử dụng.
Đặc biệt, Bảo tàng đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các giá trị văn hoá phi vật thể của địa phương. Điển hình là việc phối hợp tổ chức tổng điều tra và phục dựng các lễ hội cổ truyền tiêu biểu, đặc sắc của đất Mường Hoà Bình. Từ đó, góp phần củng cố vững chắc hơn sự hiện hữu của các giá trị văn hoá cổ trong cuộc sống đương đại.
Bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng chia sẻ: “Đội ngũ cán bộ, viên chức Bảo tàng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa địa phương. Nhất là khi các giá trị văn hóa cổ đang đứng trước nguy cơ bị mai một giữa dòng chảy gấp gáp của cuộc sống đương đại. Chúng tôi ý thức được sâu sắc rằng, hiện vật không được trưng bày và giới thiệu thì chỉ là hiện vật “chết”, di sản nếu không được quảng bá sâu rộng đến đông đảo người dân và bạn bè du khách thì chỉ như một cái vỏ rỗng không “hồn”. Chính vì vậy, công tác nghiệp vụ bảo tàng có cả áp lực hữu hình lẫn vô hình. Từ việc phân loại, thống kê, khảo tả hiện vật thám sát đến việc bảo quản hiện vật, đến việc tu bổ, tôn tạo, giới thiệu di tích, khảo sát các di tích mới phát hiện, phục dựng các di sản văn hoá phi vật thể… đều không chỉ đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng mà còn cần rất nhiều tâm huyết.
Vượt qua những áp lực đó, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định tốt vai trò trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương”.
Phan Anh
Từ ngàn năm trước, hoàng cung hiển nhiên đã là chốn thâm nghiêm, bí ẩn đối với người đời. Các báu vật của hoàng cung như ngọc tỷ, kim ấn, kiếm vàng, mũ miện, đồ ngự dụng của vua và hoàng tộc lại càng muôn phần bí ẩn, không phải ai cũng đã một lần nhìn thấy.
Từng đến Việt Nam thực hiện bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đạo diễn nổi tiếng của Hollywood Phillip Noyce đã bày tỏ như vậy ngay khi ông vừa có mặt tại Hà Nội để đảm nhận vai trò Trưởng Ban Giám khảo LHP quốc tế Việt Nam (VNIFF) lần thứ nhất
(HBĐT) - Ngày 16.10 Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (20/10/1960 - 20/10/2010). Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục nghệ thuật biểu diễn; Hội nhạc sĩ Việt Nam; Hội nghệ sĩ múa Việt Nam; lãnh đạo, diễn viên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình qua các thời kỳ; đại diện các sở, ban, ngành và lực lượng vũ trang trong tỉnh
(HBĐT) - Trực tiếp làm công tác quản lý các di tích, danh thắng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và lễ hội, anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch cho biết: Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Đảng về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" và kết luận Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng, tỉnh ta đã tạo được những dấu ấn đậm nét trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đại diện Cục Điện ảnh cho biết năm nay Việt Nam không chọn phim nào để gửi đi Oscar vì không đủ tiêu chuẩn.
Đúng vào dịp cả nước tưng bừng trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tại thành phố biển Hải Phòng diễn ra một sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu. Đó là lễ nghinh rước thanh đại long đao của Thái Tổ Mạc Đăng Dung từ phủ Thiên Trường (Nam Định) về với Dương Kinh - kinh đô thứ hai của vương triều Mạc ở Cổ Trai (Kiến Thụy - Hải Phòng) sau gần 500 năm. Thực hư của câu chuyện này là thế nào?