Theo dõi hàng loạt bộ phim nhựa chiếu ở các rạp gần đây, có thể thấy nhiều bộ phim được người trong nghề và khán giả khen ngợi, từng gây tiếng vang đoạt các giải thưởng nhưng dường như thường hay lạm dụng một không khí, tâm trạng buồn, có lúc nặng nề trong lòng khán giả.
Ví như "Cánh đồng bất tận" (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình), bộ phim khá "hot" hiện nay gây cơn sốt ở phòng vé, nhưng nhiều khán giả có chung một nhận xét: Buồn, mặc dù kết thúc phim là những âm thanh mới của cuộc sống sôi động báo hiệu một chân trời.
Cũng khai thác về thân phận con người với đời sống đậm đặc không gian văn hóa Việt nhưng là không gian, văn hóa của Huế, vùng đất cổ kính hơn nhiều so với đời sống sông nước miền Tây, "Trăng nơi đáy giếng" (đạo diễn Vinh Sơn) gần như chậm trôi cùng âm hưởng buồn từ phút bắt đầu đến khi kết thúc. Chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai, "Trăng nơi đáy giếng" có nội dung câu chuyện không khác nhiều so với nguyên tác nhưng với ngôi nhà cổ trong khu vườn Huế, những không gian chùa chiền, của đời sống tâm linh cộng hưởng cùng hình ảnh một người vợ, người phụ nữ "đúng chuẩn" của quan niệm truyền thống: mẫu mực, chăm chỉ, nhẫn nại, yêu chồng, rất giàu đức hy sinh…
Cảnh trong phim "Trăng nơi đáy giếng". |
Phim ra rạp, gần như chỉ có lời khen từ những người làm nghề nhưng sự chỉn chu của một tác phẩm điện ảnh, những góc quay đẹp, những thông điệp văn hóa dày đặc trong nhiều thước phim với tiết tấu chậm, buồn, thiếu hẳn sự sôi động, hành động dồn dập vốn hấp dẫn với nhiều khán giả đã khiến một bộ phận bạn trẻ không đủ nhẫn nại để ngồi đến hết suất chiếu. Ngay đạo diễn Vinh Sơn khi chia sẻ về bộ phim và dự định làm phim sắp tới trong buổi đầu ra mắt cũng cho rằng, có lẽ anh chỉ dám "thử thách" khán giả của mình đến thế thôi…
Với phim "Chơi vơi" (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) cũng vẫn một tiết tấu ấy. Dẫn dắt người xem luôn là những khuôn hình chầm chậm lướt qua, dừng theo từng ánh nhìn, bước đi, hành động không chút tất bật của từng nhân vật, hoặc chủ động hoặc tò mò, rụt rè khám phá, chạm vào chính mình… Gần đây nhất phải kể thêm bộ phim về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du, "Long Thành cầm giả ca" (đạo diễn Đào Bá Sơn). Cũ hơn nữa là "Mùa len trâu" của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, "Mê thảo thời vang bóng" của Việt Linh… cũng có nhiều chi tiết chậm buồn như thế!
Không thể phủ nhận, có những nỗi buồn, nỗi đau, có những giọt nước mắt khiến con người ta thanh lọc tâm hồn, trưởng thành hơn nhưng không lẽ các tác phẩm điện ảnh được cho là phim nghệ thuật, giàu tính văn hóa Việt Nam lại rặt một tiết tấu chậm, buồn. Không lẽ đời sống, văn hóa của người Việt xưa nay chỉ toàn là những khoảng nén lặng, những tiếng thở dài, là những giọt nước mắt buồn đau?...
NSND Thế Anh: Đào tạo đội ngũ làm phim bài bản hơn
Thực trạng chung của điện ảnh Việt Ngoài tác phẩm dự thi, cứ thử nhìn một lần vào bảng "lý lịch" trích ngang của anh ta bất kỳ người làm phim Việt nào cũng phải giật mình. Trẻ tuổi, học hành bài bản không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Chỉ riêng tên các giải thưởng và số lượng giải thưởng của đạo diễn này đã là niềm mơ ước của bất kỳ người làm điện ảnh nào nhưng phải cần cả một quá trình học tập và ý thức làm nghề nghiêm túc đến thế nào thì chắc chắn mới có được kết quả ấy. Thế nhưng, nghệ sĩ, người làm nghề của ta thì sao? Về cơ chế chính sách đào tạo cũng cần tính toán, xem xét lại. Hãy nhìn sang nước bạn Hàn Quốc. Cách đây vài chục năm, điện ảnh của họ không khá hơn ta nhiều nhưng đến nay thì đã bỏ lại khoảng cách thật xa bởi trước đó, họ đã có cả hàng trăm con người được đưa qua nước ngoài đào tạo, học về công nghệ, kỹ thuật làm phim rồi quay trở lại phục vụ đất nước, phát triển điện ảnh nước nhà. Những việc làm mang tính chiến lược để phát triển điện ảnh như thế, Việt Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn: Cần sự tương tác giữa người làm phim và khán giả
Đúng là phim ít sự kiện, ít hành động dồn dập, không được hoành tráng, sôi động, đầy màu sắc có vẻ nhạt đi. Chúng ta chưa quen xem những phim theo kiểu "tối giản (minimalist)", đơn giản nhưng rất thật, không tô vẽ, thêm mắm dặm muối, ít thông tin kể chuyện, nhưng khơi gợi những cảm xúc, chuyển đạt nhiều ý ngầm mà người xem phải hợp tác đồng cảm. Chưa kể, trong việc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, luôn luôn có một khoảng cách giữa số đông quần chúng khán giả (public) và giới phê bình, tạm hiểu là những người am hiểu nghệ thuật (critic). Khoảng cách đó rộng hay hẹp tùy thuộc khá nhiều vào trình độ phát triển về văn hóa giáo dục của đất nước đó. Ở nước ta, không chỉ riêng điện ảnh, mà cả trong âm nhạc, hội họa, sân khấu, văn học…, nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của số đông công chúng vẫn trong mức độ đáp ứng những cảm xúc khá gần với bản năng, khiến cho những bộ phim tham dự và được đánh giá cao ở các LHP lại rất ít người xem. |
Theo CAND
“Trái tim có điều kỳ diệu” – Đó là chủ đề của Liên hoan phim Sinh viên không chuyên lần thứ 2 – 2010 được tổ chức tại TPHCM từ tháng 11.2010 đến tháng 1.2011.
Đã có thời, khán giả Việt Nam (VN) từng được xem những vở ballet lớn như Hồ Thiên Nga, Rômêô và Juliet... Và cũng đã có thời, có được những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời, Đôi bờ, Người mẹ VN... Nhưng rồi, vì nhiều lý do, nghệ thuật múa VN dường như không phát triển, nếu không muốn nói là dừng lại, thoái trào, xuống dốc. Trong bối cảnh đó, cô gái thanh mảnh, dịu dàng nhưng cũng đầy ý chí, tâm huyết Tuyết Minh đã xốc lại tình hình. Chị tự mình thành lập một nhóm múa, dăm tháng cho ra đời một tác phẩm, khuấy động lên những suy tư cùng sự hào hứng của công chúng với Quan Âm Thị Kính, Chiến thắng mùa hoa đào, Bên trong và bên ngoài, Carmen... và gần đây nhất, chị lại cho ra mắt một vở ballet đích thực: Don Quixote - một tác phẩm thực sự kinh điển của châu Âu.
Văn học là một sản phẩm tinh thần cao quý của con người, là thước đo trình độ, bản sắc và tầm vóc văn hóa của mỗi dân tộc. Sự tiếp nhận văn học mỗi người khác nhau, có người đọc để giải trí, có người đọc để học tập, người khác nghiên cứu, lại có người chỉ để thẩm định một hiện trạng cũ - mới. Dù thế nào thì văn học phải đảm bảo những giá trị của nó, phải gánh trên mình nó nhiệm vụ là làm cho con người tiến bộ, cho cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
(HBĐT) - Cao Phong được nhiều người biết đến là vùng đất có hai loại cây đặc sản là mía tím và cam. Bên cạnh đó, với thế mạnh là nằm ven vùng hồ Hoà Bình và các bản làng dân tộc, Cao Phong đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng về các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái.
(HBĐT) - Chập tối, cả xóm đang yên ắng thì tiếng chị Lanh bật lên lanh lảnh: Đồ khốn nạn! Đồ đốn mạt! Cút ngay, tao không chứa... Tiếp đó là tiếng đồ đạc đổ vỡ.
Ðể góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật sân khấu đã được thành lập. Ngày ra mắt trung tâm 1-6-2000, nhiều văn nghệ sĩ lớn đã tới dự, ủng hộ và mong muốn trung tâm sẽ hoạt động mở rộng ở nhiều lĩnh vực văn hóa chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghệ thuật sân khấu.