Ảnh minh hoạ
(HBĐT)- Hiện nay, do cuộc sống mưu sinh, nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, bỏ con cái ở nhà với ông, bà hoặc anh - chị em chăm sóc. Điều đó có thể sẽ tạo một lối sống tự lập cho con trẻ ngay từ nhỏ để lớn lên chúng có ý thức với cuộc sống của mình. Nhưng cũng không ít gia đình lâm vào cảnh khốn đốn bởi cuộc sống tự do mà con cái đua đòi, sao nhãng việc học hành, sa vào các TNXH.
Con trẻ từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành cần được sự chăm sóc ân cần của cha mẹ, ông bà, dạy cho trẻ có thói quen sinh hoạt nề nếp trong tất cả mọi công việc từ ăn, ngủ, học hành, vui chơi... và cả cách xưng hô lễ phép với các thành viên trong gia đình. Anh Bình, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) là người rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Anh chia sẻ: Sinh con ra ai chẳng thương con nhưng cũng không nên chiều chuộng quá mà tạo thói hư, tật xấu cho con. Ngày từ nhỏ, khi con đi học mẫu giáo cho đến khi vào tiểu học, THCS... và bây giờ, con trai của anh chị đã sắp tốt nghiệp đại học, anh chị luôn là “người bạn” đồng hành cùng con. Anh chị vui với niềm vui của con và cùng chia sẻ với con những lúc khó khăn. Anh bảo: Có lần đưa con đi mua quần áo, mặc dù trong túi có tiền nhưng trước mặt con, anh vẫn bảo với chủ hàng cho nợ khi nào có lương sẽ trả (ngay sau đó, anh mang tiền trả luôn). Anh phân tích: Không phải con đòi gì là bố mẹ phải đáp ứng ngay, tất nhiên phải “tuỳ cơ ứng biến” để vừa giáo dục con cái cách chi tiêu tiết kiệm phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình, đồng thời nhắc nhở con biết quý trọng đồng tiền từ những giọt mồ hôi của bố mẹ mới có được.
Là mẹ của hai người con học hành thành đạt, chị Thuý, phường Chăm Mát trao đổi kinh nghiệm: Dù lúc con còn nhỏ hay đã trưởng thành, chị lúc nào cũng gần gũi các con vừa tạo tình cảm mẹ con thêm bền chặt, vừa nắm bắt được các hành vi sai trái của con để kịp thời uốn nắn. Đứa lớn đang học đại học nhưng ngày nào chị cũng gọi điện hỏi thăm, nhắc nhở con học hành, ăn ngủ đúng giờ, tạo cảm giác cho con như đang được sống cùng cha mẹ.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo lối sống thực dụng dẫn đến những hành vi thiếu văn hoá của một số thanh, thiếu niên đang tuổi trưởng thành. Việc giáo dục con cái theo nề nếp gia phong là nét đẹp văn hoá, đồng thời cũng cần lắm sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng, trong đó, bố mẹ luôn là người bạn đồng hành cùng con trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Ngọc Anh
Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ðài Truyền hình Việt Nam, Hội Ðiện ảnh vừa phối hợp phát động Cuộc thi sáng tác kịch bản phim về tài nguyên nước lần thứ nhất
(HBĐT) - Ngày 16/11, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với phòng GD&ĐT, VH-TT, Thành Đoàn đã tổ chức Liên hoan Hát dân ca và ca khúc thiếu nhi TP Hoà Bình năm 2010. Tham gia liên hoan có trên 300 học sinh đến từ 33 trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP Hoà Bình với 80 tiết mục ở 2 thể loại là dân ca và ca khúc.
(HBĐT) - Hạnh phúc gia đình không chỉ thể hiện qua những lời nói ngọt ngào, tình yêu, lòng chung thuỷ, dạy dỗ con cái thành đạt… cũng cần lắm từ những bữa cơm hàng ngày. Nhiều người quan niệm ngày hai bữa cơm ăn đâu chẳng được, cốt xong bữa.
Ngày Di sản văn hoá Việt Nam lần thứ 6 sẽ không chỉ được tổ chức trong một ngày mà kéo dài tới năm ngày tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam, 2 Hoa Lư Hà Nội.
"Chẳng cứ tôi mà các Trưởng đoàn tiền nhiệm và các nghệ sỹ Đoàn Kịch Quảng Ninh từ trước tới nay đều "thích" đề tài về lực lượng CAND nói riêng, đề tài bình yên cuộc sống nói chung". Chính hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân đã là tấm gương "Người thật việc thật" là chất liệu cho các nghệ sỹ sáng tạo..." - NSƯT Bằng Thái, Trưởng đoàn Kịch Quảng Ninh tâm sự
Với nhiều diễn viên, sự động viên lớn nhất chính là được khán giả nhớ đến vai diễn của mình