Các vị giám khảo đang chấm giải trong cuộc thi World Beer Cup
Mỗi năm trên thế giới có vô số cuộc thi lớn nhỏ khác nhau để vinh danh những tên tuổi sáng giá nhất trong mỗi lĩnh vực.
Bốn năm một lần, làng bóng đá thế giới lại sôi sục trong không khí của những trận cầu đỉnh cao để tìm ra chủ nhân mới của chiếc cúp vàng World Cup. Thảm đỏ của nhà hát Kodak trên đại lộ Hollywood (Los Angeles) mỗi năm lại đón tiếp những gương mặt sáng giá nhất của nền điện ảnh thế giới cùng tranh tài để sở hữu tượng vàng Oscar danh giá. Vương miện hoa hậu thế giới Miss World trở thành niềm ao ước của hàng triệu cô gái khắp hành tinh. Riêng trong ngành bia, trên thế giới cũng có hẳn một giải World Beer Cup lừng danh để tôn vinh những “tuyệt phẩm” của ngành bia.
World Beer Cup - Giải thưởng danh giá thế giới của ngành bia
Được sáng lập từ năm 1996 bởi hiệp hội đồ uống thế giới (Brewers Association), đây là cuộc thi được tổ chức rất nghiêm ngặt và công minh với thành phần ban giám khảo gồm nhiều chuyên gia, nhà sản xuất và các cây bút bình luận ẩm thực danh tiếng trên toàn thế giới.
Theo ông Chris Swersey, chủ tịch cuộc thi World Beer Cup, việc đánh giá bia ngon dựa vào rất nhiều chuẩn mực khắt khe về hương vị, nguyên liệu… để “chọn mặt trao vàng” cho duy nhất một đại diện. Bia đoạt cúp Vàng phải là loại bia đẳng cấp xứng tầm hàng đầu thế giới, có phong cách riêng và hương thơm, mùi vị và màu sắc ở mức hoàn hảo.
Ban giám khảo của World Beer Cup phải làm việc trong nhiều tuần liền để chọn được giải vàng, thậm chí có năm ban giám khảo không thể chọn được “gương mặt” xứng tầm.
Chính vì thế, World Beer Cup còn được ví như “Olympic” danh giá nhất của ngành bia, trở thành nơi tụ hội của các loại bia ngon trên thế giới. Năm 2010, danh sách ứng viên bia đạt kỷ lục với 3.330 loại đến từ 642 nhà sản xuất của 44 nước. Để nếm và phân hạng cho từng ấy anh tài, thành phần ban giám khảo cũng lên đến 179 người từ 26 quốc gia. Năm nay, Tiger Beer là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi giành cúp vàng cho bia lager phong cách quốc tế.
Với những nhà nấu bia chuyên nghiệp, mỗi mẻ bia là một tác phẩm nghệ thuật và giải thưởng World Beer Cup là sự vinh danh xứng đáng nhất cho tài năng và tâm huyết của họ đối với tác phẩm của mình. Và thưởng thức một ly bia với chất lượng đã được chứng nhận bằng một giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới bao giờ cũng là một trải nghiệm mà chắc chắn những người sành bia không thể bỏ qua!
Theo Dantri
8 giờ 30 ngày 22-11, tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là buổi lễ cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Đặc biệt, trong nội dung lễ kỷ niệm, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được thực hiện nhằm tôn vinh lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2010), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm ảnh “Sáng mãi hào khí Nam Kỳ khởi nghĩa” tại Nhà văn hóa Thanh niên. Triển lãm kéo dài từ ngày 19-25/11/2010.
Thông qua việc kể lại một chuyện tình có thật trong lịch sử, "Công chúa Ja Myung" đã khắc họa thành công những trăn trở thường trực trong tâm hồn con người ở mọi thời đại: sự dằn vặt, đôi co giữa lý trí và tình yêu.
Không ít lần than nghèo kể khổ về hành trình đi từ một anh thợ hớt tóc vỉa hè đến ông hoàng nhạc Việt nhưng những câu chuyện mà Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ về một thời vất vả của mình vẫn khiến nhiều người xúc động và cảm phục. Mới đây, anh còn chia sẻ thêm một thông tin mới về người thầy đầu tiên và duy nhất trên con đường âm nhạc nhiều chông gai của mình.
( HBĐT) - Long và Linh là hai người cùng quê, quen biết nhau khi học cùng trường đại học. Ban đầu quý mến nhau bởi tình đồng hương, dần dần giữa hai người đã nảy sinh tình yêu.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Cùng với 82 bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010.