Những hình ảnh hậu trường làm phim The River của nhóm Yeti.
"Họ có những ý tưởng thật mới mẻ khi thể hiện tác phẩm của mình. Các góc máy rất lạ và đẹp, tuy phương tiện rất thô sơ, cách dựng phim cũng vậy, rất lạ và táo bạo"- đạo diễn Đinh Anh Dũng đánh giá các thí sinh cuộc thi Làm phim 48 giờ
Là người theo dõi khá sát cuộc thi Làm phim 48 giờ, điều tôi thú vị nhất đối với cuộc thi này là điện ảnh không của riêng ai! Và điện ảnh cũng không "ghê gớm" như nhiều người vẫn nghĩ. Với cuộc thi này, ai cũng có thể tham gia, miễn là có lòng đam mê điện ảnh và có chút hiểu biết về nó... Và giải thưởng khả năng được chia đều cho mọi người, ai cũng có cơ hội đàng hoàng bước lên sân khấu và nhận giải thưởng điện ảnh!
Những thước phim sinh động, thú vị
Dù đề tài giới hạn và các thể loại được thực hiện theo cách bốc thăm cho từng nhóm, gồm: Phim âm nhạc, phim tình cảm, phim bi kịch (dramma), phim giả tưởng, phim câm, phim hành trình (road movie), ly kỳ hồi hộp (thriller), phim kinh dị (horror), phim viễn tưởng, phim hài, phim đen trắng nhưng các phim đã được thể hiện rất sinh động và thú vị, dù các thành viên tham gia gồm rất nhiều thành phần trẻ, có nhóm còn là học sinh tiểu học.
Đó là những người yêu thích làm điện ảnh thật đáng quý. Họ có những ý tưởng thật mới mẻ khi thể hiện tác phẩm của mình. Các góc máy rất lạ và đẹp, tuy phương tiện rất thô sơ, cách dựng phim (edit) cũng vậy, rất lạ và táo bạo. Có thể các bạn trẻ này chưa được đào tạo bài bản nhưng nhiều khi sự "trong sáng" ấy lại mang đến những hiệu quả bất ngờ.
Hình như điều gì tươi nguyên, mới mẻ và đặc biệt không lệ thuộc hay câu nệ vào khuôn phép thì lại có sự hấp dẫn riêng của nó. Điều mà điện ảnh VN rất thiếu bây giờ! Theo tôi, đó là những tín hiệu đáng mừng. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng lực lượng điện ảnh của chúng ta khá già cỗi và chúng ta đang cần một làn gió mới, những cách nhìn mới và làm mới.
Nguồn nhân lực
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng lực lượng điện ảnh của chúng ta khá già cỗi và chúng ta đang cần một làn gió mới, những cách nhìn mới và làm mới. |
Có ý kiến cho rằng đó là những "tín hiệu vui", tôi đồng ý nhưng nói đó là "hạt mầm" thì tôi lại cho là quá lạc quan! Vì hạt mầm điện ảnh được vun xới và chăm sóc để trở thành những tài năng thật sự, góp phần làm thay đổi diện mạo điện ảnh một cách đúng nghĩa, còn là con đường dài. Không chỉ có sự yêu thích và ngẫu hứng là đủ, nhưng không thể phủ nhận đây là một trong những nguồn để chúng ta có thể đầu tư cho tương lai.
Theo tôi, điện ảnh cần có chiến lược phát triển lâu dài, cần sự đầu tư đúng mức từ Nhà nước, cần sự đào tạo một cách bài bản, nhất là đội ngũ trẻ. Tôi học Trường Đại học Điện ảnh VN từ khóa I, có nghĩa cách đây hơn 30 năm nhưng đến bây giờ, tôi thấy sự thay đổi về đào tạo gần như không đáng kể, thậm chí có chiều hướng đi xuống!
Tài năng phải được chọn lựa đúng, phải được đầu tư đúng mức, phải được đào tạo trong môi trường chính quy và đồng bộ, kể cả gửi đi học ở nước ngoài thì mới mong có được những tác phẩm lớn. Tất nhiên là rất tốn kém.
Điện ảnh VN muốn phát triển cần một nền tảng bền vững, chúng ta có thể nhìn tấm gương của điện ảnh Hàn Quốc thì rõ. Sự mai một của điện ảnh VN hiện tại được nhìn thấy từ mọi phía, đó cũng là điều đáng suy nghĩ.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT)- Cùng với cán bộ, chuyên viên Hội Phụ nữ tỉnh, Văn phòng đại diện tổ chức GRET Việt Nam tại Hoà Bình khảo sát về tình hình thực trạng bạo lực gia đình ở các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và TPHB, chúng tôi những người ngoài cuộc có không ít nỗi niềm trăn trở. Bạo lực gia đình vẫn đang ở mức báo động và còn nhiều khó khăn trong phòng - chống. Đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực của mỗi gia đình, “lỗi” thường không chỉ thuộc về một phía.
Lễ Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng mới được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Câu chuyện bảo tồn Lễ Hội Gióng nói riêng và Lễ hội truyền thống được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.
Những năm gần đây, trên mặt bằng văn học trong nước, văn học trẻ có phần lép vế. Sự lép vế này không phải dưới góc độ tác phẩm hay tác giả mà là sự thiếu hụt nhìn từ các giải thưởng văn học dành cho các nhà văn, tác giả trẻ. Giải thưởng văn học, bệ đỡ cho các nhà văn, đang khuyết chỗ dành cho các nhà văn trẻ thể hiện mình.
Triển lãm các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của 21 nghệ nhân tiêu biểu Hàn Quốc sẽ diễn ra tại tại Gallery của Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc từ ngày 20/11 đến ngày 4/12.
Câu chuyện về các bảo tàng cũng dài không kém Nghìn lẻ một đêm…
Mỗi năm trên thế giới có vô số cuộc thi lớn nhỏ khác nhau để vinh danh những tên tuổi sáng giá nhất trong mỗi lĩnh vực.