Di sản Hội Gióng được tổ chức trên một khu vựa rộng lớn

Di sản Hội Gióng được tổ chức trên một khu vựa rộng lớn

Lễ Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng mới được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Câu chuyện bảo tồn Lễ Hội Gióng nói riêng và Lễ hội truyền thống được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.

Theo tổng kết của PGS.TS Lê Hồng Lý – Viện phó Viện Văn Hóa (Viện Khoa học xã hội), riêng khu vực Hà Nội đã có đến 1.000 lễ hội trên tổng số 8.000 lễ hội trên cả nước. Việc bảo tồn đúng nguyên trạng những lễ hội truyền thống là việc cần làm, nhất là khi Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng mới được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại.

Hiện nay, lễ hội đang dần bị biến tướng dưới nhiều hình thức, vì thế, công tác bảo tồn là khó khăn nhưng không thể không làm. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS Lê Hồng Lý về vấn đề bảo tồn Lễ hội truyền thống nói chung và Hội Gióng nói riêng.

Từ di sản Hội Gióng

Thưa ông, tiêu chí nào quan trọng nhất, đặc trưng nhất giúp Hội Gióng có tên trong danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại?

Giá trị nổi bật nhất của Hội Gióng là vai trò cấu kết cộng đồng, mượn một vị anh hùng dân tộc, một vị thánh theo truyền thuyết để cấu kết cộng đồng lại bằng việc tổ chức Lễ hội. Người xưa (thời nhà Lý) tổ chức cực kỳ bài bản với những nghi lễ hoành tráng. Sau này nhiều triều đại khác cũng tổ chức Lễ hội này để thể hiện tình đoàn kết, chống giặc ngoại xâm.

Ngoài ra, Hội Gióng cũng thể hiện tính đoàn kết của những cộng đồng làng. Vì ngày xưa là mấy làng cùng tổ chức lễ hội đó.

Về mặt mỹ thuật, tôi thấy có rất nhiều giá trị mỹ thuật ở trong đó như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng…tạo nên cái đẹp và những giá trị của Lễ hội.

Chúng ta đã có các di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Nhưng Hội Gióng là di sản Lễ hội dân gian đầu tiên. Vậy thì, những cơ hội và thách thức của Hội Gióng có khác gì so với những di sản khác không, thưa ông?

Tôi nghĩ là cơ hội rất là lớn. Hội Gióng được thế giới biết đến và từ chuyện Hội gióng được công nhân, bà con ở các địa phương khác sẽ tìm lại những giá trị văn hóa ở các Lễ hội của địa phương mình để cho Lễ hội của họ được phát triển hơn.

Nhưng cũng là thách thức nếu chúng ta không đảm bảo được các di sản văn hóa phi vật thể đúng theo nghĩa của nó thì thế giới sẽ không công nhận lại nữa. Chúng ta đã thấy điều đó ở Vịnh Nha Trang hiện nay hay Vịnh Hạ Long cũng đang là mối lo trước mắt.

Việc một Lễ hội dân gian đầu tiên của VN được công nhận di sản thể giới, theo ông, cần có phương án bảo tồn tối ưu như thế nào?

Tôi nghĩ cách tốt nhất là nên có những cuộc gặp gỡ trao đổi giữa UBND TP, Bộ VHTTDL và Chính quyền địa phương. Chắc chắn trong việc UNESCO công nhận thì người ta đã bắt buộc chúng ta phải có một chương trình hành động. Tôi biết là chương trình hành động này bên Viện Văn hóa nghệ thuật và Sở văn hóa của Hà Nội đã làm. Phải có sự bàn bạc, thỏa thuận, đồng thời phải có sự xem xét giữa tất cả các bên. Và lúc đó, chính quyền chỉ đứng ở đằng sau thì càng tốt còn thì chỉ nên đứng ở góc độ tạo điều kiện cho người dân tự tổ chức. Như vậy sẽ đảm bảo được sự chân thực cũng như những giá trị văn hóa của Lễ hội.

Đến bảo tồn Lễ hội truyền thống cách nào?

Lễ hội đang dần mất đi những giá trị nguyên gốc. Việc gắn du lịch với Lễ hội, theo ông, có làm mất đi giá trị của các Lễ hội và theo thời gian sẽ phá vỡ các Lễ hội truyền thống?

Biết khai thác vừa phải đúng tầm thì nó sẽ tồn tại được lâu dài. Nhưng nếu chúng ta ăn nhanh thì nó rất là nhanh tàn. Vấn đề là chúng ta phải xem du lịch vào đến đâu và cái việc nó lại trở lại vấn đề tổ chức. Nơi quản lý lễ hội biết cách tổ chức thì du lịch sẽ có giới hạn thôi. Trước nay chúng ta có vấn đề là anh du lịch cố gắng khai thác được tốt nhất khả năng du lịch của mình, trong khi đó, ông văn hóa lại chỉ biết làm văn hóa. Cho nên phải có mối quan hệ, kết nối giữa du lịch và văn hóa. Tôi tin là chuyện đó có thể giải quyết được!

Vậy theo ông, thế nào là biết khai thác và đúng tầm? Và làm thể nào để các lễ hội tồn tại lâu dài trong khi vẫn tiếp tục gắn với du lịch?

Cố gắng làm sao để Lễ hội đúng với cái mà nó có. Nghĩa là dân gian tổ chức như nào thì cố gắng tạo điều kiện cho người ta tự tổ chức, tự quyết những vấn đề của địa phương họ. Đương nhiên là phải có vai trò của chính quyền và những nhà nghiên cứu để chỉ cho họ thấy cái nào được, cái nào chưa được. Tất nhiên, không thể ngày một ngày hai là có được.

           
               Gắn du lịch với Lễ hội có phá vỡ Lễ hội

Còn vấn đề thương mại hóa ở các Lễ hội có làm mất đi tính truyền thống của các Lễ hội hay không?

Không thể tránh khỏi vấn đề thương mại hóa nhưng vấn đề là thương mại hóa như thế nào. Bởi vì khi mà các di sản văn hóa được giữ gìn thì sẽ có khách du lịch đến và khách du lịch đến sẽ xảy ra chuyện buôn bán…Nhưng vấn đề chính là vai trò quản lý của địa phương và cộng đồng của địa phương. Họ hiểu biết được di sản của họ và nhất là những nguy cơ khi di sản mất đi họ sẽ phải biết cái gì cần cái gì không cần. Và chúng ta với tư cách những nhà nghiên cứu, quản lý tạo điều kiện cho họ thấy được những nguy cơ đó.

Thế thì theo ông, thương mại hóa đến mức nào là chấp nhận được?

Cái mức khi mà anh vẫn đảm bảo vấn đề thương mại nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa truyền thống của nó. Anh không biến nó thành thứ thô thiển.

            
                 Thương mại hóa Lễ hội không thể tránh khỏi.

Ông có nói phải để người dân tự ý thức được giá trị di sản mà họ đang nắm giữ. Nhưng nói thật, điều này rất khó, nhất là khi trong đó lại có cả lợi ích kinh tế của chính bản thân họ?

Bản thân họ ý thức là một phần. Ngoài ra, báo chí, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải góp sức. Có thể ng dân không hiểu hết ý nghĩa Lễ hội hay các di sản như các nhà nghiên cứu hiểu thì đấy là vai trò của nhà nghiên cứu, phải chỉ cho họ những cái hay cái đẹp.

Tóm lại, cần phải bảo tồn lễ hội truyền thống theo cách nào là thích hợp nhất, thưa ông?

Công tác bảo tồn lễ hội truyền thống, theo tôi đầu tiên phải rà lại hết các lễ hội truyền thống. Nó đã và đang tồn tại như thế nào. Phải trên cơ sở biết nó có cái gì thì mình mới tổ chức đúng như cái nó có.

Sau đó phải nghĩ đến chuyện đưa nó về với các chủ nhân của họ, những người sinh ra cái Lễ hội truyền thống đó để họ tổ chức. Trên cơ sở những tư liệu đã có, tôi nghĩ hoạt động Lễ hội sẽ đi vào nề nếp. Đương nhiên, xã hội đang thay đổi và Lễ hội truyền thống cũng phải thay đổi theo, không thể nào giữ nguyên được như trước đây 20- 30 năm. Sẽ không tránh khỏi sự thay đổi nhưng vấn đề là chúng ta phải làm thế nào cho nó thay đổi vừa phải và phù hợp với xã hội ngày nay.

PGS.TS Trần Lâm Biền – Cục di sản văn hóa:

Muốn bảo vệ được Lễ hội truyền thống, trước hết chúng ta phải biết Lễ hội là gì. Theo tôi, Lễ hội là một cặp phạm trù thống nhất nương tựa nhau để tồn tại, không có cái nọ thì không có cái kia. Hội trước hết là sự tập hợp, chứ hội không phải là sự vui chơi, tập hợp một cộng đồng người nào đó để thực hiện những điều Lễ.

Cái gốc của Lễ hội là một sản phẩm của văn hóa dân tộc Việt Nam và khởi đầu của nó lấy tinh thần yêu nước, bảo vệ dân tộc làm trọng. Nếu chúng ta hiểu về căn cốt của Lễ Hội một cách tử tế thì ứng xử của chúng ta với Lễ Hội mới tử tế.

 

                                                                 Theo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các vị giám khảo đang chấm giải trong cuộc thi World Beer Cup

"Nỗi đau và hy vọng"

Là tên cuộc trưng bày khai mạc vào chiều 22-11, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

30 năm cuộc tình guitar

Đánh dấu chặng đường 30 năm ra đời, Câu lạc bộ Guitar cổ điển Phú Nhuận phối hợp với khoa guitar Nhạc viện TP.HCM tổ chức một chương trình guitar gala “Hội tụ 2010”. Đây có lẽ là guitar Gala “hoành tráng” nhất nước từ trước tới nay.

Tân Tiến - Khu dân cư Tiên tiến

(HBĐT)- Xóm Tân Tiến, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình ) được tách ra từ xóm Tân Lập và một bộ phận từ tổ 16, phường Chăm Mát (TPHB), chạy dọc phía bên trái đường Lý Thường Kiệt từ cầu Mát đi gần 1 km, với 107 hộ, gần 400 nhân khẩu.

Tìm tiếng nói chung trong nuôi dạy con trẻ

(HBĐT)- Trong cách giáo dục con trẻ không phải lúc nào cha mẹ, ông bà cũng chiều chuộng, nịnh nọt thái quá, vô hình chung người lớn đã tạo cho trẻ một thói quen: muốn gì được nấy. Dạy con cháu không phải là chuyện riêng của bố mẹ hay ông bà mà là việc chung của cả gia đình.

Chương trình Sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng”: Tôn vinh lịch sử dân tộc

8 giờ 30 ngày 22-11, tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là buổi lễ cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Đặc biệt, trong nội dung lễ kỷ niệm, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được thực hiện nhằm tôn vinh lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.

TP Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm “Sáng mãi hào khí Nam Kỳ khởi nghĩa”

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2010), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm ảnh “Sáng mãi hào khí Nam Kỳ khởi nghĩa” tại Nhà văn hóa Thanh niên. Triển lãm kéo dài từ ngày 19-25/11/2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục