Sân khấu TP.HCM đang rơi vào tình cảnh khốn đốn, bởi diễn viên sân khấu lũ lượt chạy sô đóng phim truyền hình.

 
NSƯT Thành Hội (vai ông Hải) và Tuyết Thu (vai bà Hải) trong vở "Ngôi nhà thiếu đàn bà" của Sân khấu Hoàng Thái Thanh - Ảnh: T.H
Sân khấu TP.HCM đang rơi vào tình cảnh khốn đốn, bởi diễn viên sân khấu lũ lượt chạy sô đóng phim truyền hình.

Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM (5B Võ Văn Tần) là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ Tết âm lịch 2010 kéo dài cho đến gần cuối năm nay chỉ dựng được 2 vở, mà vở nào cũng ngồi chờ diễn viên đến dài cổ. Từ đó dẫn đến việc tập tuồng không kỹ lắm, vé bán rất yếu. Ngay cả vở Cánh đồng bất tận đang hot cũng phải gác lịch mấy tháng trời vì diễn viên bận. Điệp khúc “bận” là căn bệnh trầm kha!

Kịch Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng, một phần do thay đổi địa điểm, nhưng phần lớn do nghệ sĩ chạy đi đóng phim suốt tháng, thậm chí diễn viên phụ cũng có vai phụ trong phim, chỉ cần 1 - 2 phân đoạn mỗi ngày thì thu nhập vẫn cao hơn đóng kịch. Hai chữ mưu sinh là “lý do chính đáng” để diễn viên rời xa sân khấu.

"Quan trọng nhất là phải có kịch bản tốt để diễn viên còn thích diễn, bởi nói cho cùng có đi đâu thì họ vẫn yêu sân khấu hơn cả"

Huỳnh Anh Tuấn, ông bầu của Kịch IDECAF

Trong bối cảnh đó, những đơn vị như Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Kịch IDECAF, Kịch Phú Nhuận còn giữ được sự ổn định để cho ra mắt những vở tử tế, xem ra thật đáng nể. Đạo diễn Ái Như cho biết vở Nửa đời ngơ ngác của Sân khấu Hoàng Thái Thanh tập tuồng đúng một tháng, mà mỗi tuần đều “chạy suốt” chỉ nghỉ có 1 ngày xả hơi. Vở Một cuộc đời bị đánh cắp (Kịch IDECAF) cũng tập suốt không phải chờ đợi.  Ông “bầu” của Kịch IDECAF Huỳnh Anh Tuấn nói: “Cũng nhờ chúng tôi có nền nếp từ khi mới thành lập, thỏa thuận với nhau là làm việc nghiêm túc, không gây ảnh hưởng xấu cho công việc nên ai cũng tự sắp xếp ổn thỏa. Chúng tôi biết anh chị em phải kiếm thêm bên ngoài, nên chú ý lên lịch sao cho họ an tâm, không mất quyền lợi. Quan trọng nhất là phải có kịch bản tốt để họ còn thích diễn, bởi nói cho cùng có đi đâu thì họ vẫn yêu sân khấu hơn cả”. Và Huỳnh Anh Tuấn còn dự phòng bằng một đội ngũ diễn viên trẻ chừng 15 em mới tốt nghiệp trường Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, những người anh sẽ đào tạo dần để lấp vào chỗ trống của đàn anh đàn chị.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh sinh sau đẻ muộn nhất, nhưng uy tín của Ái Như - Thành Hội khiến nghệ sĩ quy tụ về khá ổn định. Vở diễn hầu hết đều là chính kịch, bi kịch, đậm chất văn học, nên nghệ sĩ rất “máu”. Ái Như cứ nắm “định hướng” này mà làm tới. Tuy nhiên, chị cũng nói: “Mình vẫn phải lên kế hoạch trước cả tháng, và cố gắng đảm bảo tiến độ, không làm ảnh hưởng lịch quay phim của mọi người. Vui nhất là ở đây không có bệnh ngôi sao, không ai gây khó dễ cho ai”.

Nghệ sĩ Thanh Hoàng, Mỹ Uyên là hai gương mặt trẻ vừa nhậm chức Giám đốc và Phó giám đốc Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM, đang nỗ lực để tạo một nền nếp mới cho nhà hát. Mỹ Uyên cười hài hước: “Đầu tiên là chính bản thân mình phải bớt đi đóng phim, vì nếu mình không làm gương thì nói ai nghe!”. Hai nghệ sĩ này quả là rất đắt sô, giờ lãnh trách nhiệm thì phải “hy sinh” thôi. Như vở Đảo thiên đường vừa lên sàn tập, đạo diễn nào cũng ngán vì cảnh “chờ người”, vì vậy Thanh Hoàng phải nhảy vô dàn dựng với kinh phí rất ít ỏi.

 

                                                                               Theo ThanhNien

Các tin khác

Màn trình diễn trang phục dân tộc thiểu số của các em thiếu nhi và ĐVTN Việt Nam.
Không có hình ảnh
Những hình ảnh hậu trường làm phim The River của nhóm Yeti.

Vẫn từ câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…"

Trở lại với ý kiến về hai giả định nguồn gốc câu thơ của Nhà văn Nguyễn Hồng Thái tôi thấy cũng có lý bởi nó có chung số phận, một số phận tốt đẹp cho những câu văn câu thơ hay được truyền kỳ qua nhiều đời mà nhiều khi người ta quên mất nguồn gốc sinh ra nó hoặc nó được chiêu tuyết qua những tài năng khác để trở thành của chung như người đời đã định danh là ca dao...

Văn học thiếu nhi Việt Nam nhìn từ tư duy “ngoại”

Một nhược điểm cố hữu của những người làm sách thiếu nhi ở Việt Nam chính là lối tư duy mơ hồ, bó hẹp, định hình diễn biến, quá tập trung vào một góc nhìn.

Liên hoan các đội kịch tương tác 6 tỉnh tại Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 23/11, T.Ư Đoàn, Sở GD-ĐT, Sở Y tế và 6 tỉnh trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt nam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) gồm: Hoà Bình, Phú Thọ, Bến Tre, Ninh Thuận, Kon Tum, Tiền Giang đã tổ chức Liên hoan các đội kịch tương tác năm 2010.

Bạo lực gia đình - “Tại anh, tại ả”

(HBĐT)- Cùng với cán bộ, chuyên viên Hội Phụ nữ tỉnh, Văn phòng đại diện tổ chức GRET Việt Nam tại Hoà Bình khảo sát về tình hình thực trạng bạo lực gia đình ở các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và TPHB, chúng tôi những người ngoài cuộc có không ít nỗi niềm trăn trở. Bạo lực gia đình vẫn đang ở mức báo động và còn nhiều khó khăn trong phòng - chống. Đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực của mỗi gia đình, “lỗi” thường không chỉ thuộc về một phía.

Từ Hội Gióng nghĩ chuyện bảo tồn lễ hội truyền thống

Lễ Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng mới được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Câu chuyện bảo tồn Lễ Hội Gióng nói riêng và Lễ hội truyền thống được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.

Giải thưởng văn học - Khẳng định vị thế các nhà văn trẻ

Những năm gần đây, trên mặt bằng văn học trong nước, văn học trẻ có phần lép vế. Sự lép vế này không phải dưới góc độ tác phẩm hay tác giả mà là sự thiếu hụt nhìn từ các giải thưởng văn học dành cho các nhà văn, tác giả trẻ. Giải thưởng văn học, bệ đỡ cho các nhà văn, đang khuyết chỗ dành cho các nhà văn trẻ thể hiện mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục