Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường.
Với nhiều địa phương có cồng chiêng - tất nhiên trong đó có các tỉnh Tây Nguyên - việc đưa văn hoá cồng chiêng vào trường học để giảng dạy như là một môn học đang còn là vấn đề gây tranh cãi trong giới nhà giáo và cả các nhà nghiên cứu văn hoá.
Ngay sau khi không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại, vấn đề giảng dạy môn văn hoá cồng chiêng đã được đặt ra cho các trường học, trước hết là hệ thống trường học ở Tây Nguyên. Đến cuối năm 2010, đã có hai tỉnh đưa môn văn hoá cồng chiêng vào một số trường điểm. Từ năm học 2009 - 2010, ngành giáo dục Kon Tum đã thực hiện thí điểm chương trình giảng dạy bộ môn văn hoá cồng chiêng, phối hợp ngành văn hoá xuất bản các công trình về hát dân ca, về các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian của Tây Nguyên - đặc biệt là Kon Tum - để giới thiệu đến học sinh.
Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường. Ảnh: K.D |
Còn tại tỉnh Gia Lai, mới đây, bộ môn văn hoá cồng chiêng cũng đã được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Mang Giang với hình thức thử nghiệm. Tuy ở dạng thử nghiệm, nhưng tại trường này hiện có đến 5 đội cồng chiêng và 5 đội múa xoang thuộc 4 khối lớp đều đặn luyện tập mỗi tuần hai buổi, dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân do nhà trường mời về lên lớp. Không chỉ học sinh, mà một số thầy - cô giáo cũng tham gia làm “học sinh” của các nghệ nhân này.
Rõ ràng, việc đưa vào giảng dạy bộ môn văn hoá cồng chiêng trong các trường học hiện đang nhận được sự đồng tình của nhiều người, trong đó có cả chính quyền địa phương. Song, một số ý kiến còn phân vân vì hầu như hiện nay, số nghệ nhân cồng chiêng của Tây Nguyên không đủ nhiều để môn học này có thể giảng dạy đại trà. Trong thực tế, một số trường đưa bộ môn văn hoá cồng chiêng vào giảng dạy, nhưng chỉ ở mức thử nghiệm, vừa giảng dạy và vừa hoàn chỉnh giáo trình...
Còn nhớ cách nay chưa lâu, tại một hội thảo khoa học về cồng chiêng mang tính khu vực Đông Nam Á, từ thực tế của một vài quốc gia lân cận (mặc dầu không gian cồng chiêng của họ chưa được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại), một số nhà khoa học và giáo dục của VN đã đề nghị đưa môn học văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học chính thống. Sau nhiều ý kiến tranh luận, hầu hết các đại biểu đều thống nhất rằng nên đưa bộ môn vào giảng dạy trong nhà trường, nhưng chỉ là một môn học ngoại khoá. Lý do được đưa ra là hiện nay, điều kiện về giáo viên và hệ thống sách giáo khoa về âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cồng chiêng, chưa thật hoàn chỉnh, nên việc dừng bộ môn này ở mức như một môn học ngoại khoá là hợp lý hơn.
Hiện đã là năm thứ năm kể từ khi không gian văn hoá công chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Từng ấy năm chắc là đủ thời gian để cho ngành giáo dục của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, chọn lựa cho mình một cách làm hợp lý trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Theo Bao LĐ
Ngày 6-12, tại Thiền viện Quảng Ðức, TP Hồ Chí Minh, Hội đồng Trị sự (HÐTS) Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam; Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm 702 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308 - 2010). Các vị Hòa thượng: Thích Ðức Nghiệp, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HÐTS; Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HÐTS GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh; đại diện Ban Tôn giáo - Dân tộc, Ủy ban MTTQ cùng đông đảo tăng ni, phật tử trong thành phố dự lễ tưởng niệm.
Còn hơn 20 ngày nữa mới đến Giáng sinh, nhưng hiện nay trên nhiều tuyến đường, nhiều điểm vui chơi giải trí ở TPHCM đã tràn ngập không khí, sắc màu Giáng sinh. Tất cả điều ấy hứa hẹn mang đến cho công chúng một Giáng sinh an lành, vui tươi…
Tranh của NSND Doãn Châu in đậm tình cảm trân trọng, quí mến của ông với bạn bè, với người thân. Nó cho thấy, điều mà NSND Doãn Châu có còn quí giá hơn nhiều lần tiền bạc: Ông có rất nhiều người tri kỷ.
Từ ngày 6 đến 25/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra cuộc triển lãm tranh nhuộm Katazome của nữ họa sĩ người Nhật Toba Mika với chủ đề “Nara-Hà Nội, kết nối những kinh đô vĩnh hằng.”
(HBĐT) - Dạy con lễ phép là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nhưng dạy như thế nào cho hiệu quả là điều đáng bàn. Ngay từ lúc chào đời cho đến khi bi bô tập nói là thời điểm trẻ chưa nhận thức được thế nào là đúng, sai, cứ thấy người lớn nói gì, làm gì là bắt chước.