Họ được đánh giá là những gương mặt sinh động trong diễn xuất, tạo được thế mạnh riêng
Trong 5 gương mặt nữ diễn viên sân khấu được bạn đọc đề cử tranh Giải Mai Vàng năm nay, ngoài nghệ sĩ hải ngoại Bạch Lê (từ Pháp về) là nhân tố mới, 4 nghệ sĩ còn lại đều quen thuộc với bạn đọc quan tâm Giải Mai Vàng nhiều năm qua.
Nhận định đa chiều
Về Thanh Thủy, NSND Phạm Thị Thành nhận xét: “Thanh Thủy đã đạt đến độ chín về mặt diễn xuất để làm chủ sàn diễn, cuốn hút khán giả dù đó là vai bà lão hom hem, lưng còng”.
Theo NSƯT Trần Minh Ngọc, “Thanh Thủy có được thế mạnh diễn vai bà lão khi đứng bên cạnh Hoài Linh, tuy nhiên, đôi lúc Thủy bị kéo đi xa quá đà, không biết quay về, đó là khuyết điểm của Thủy”. NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu đánh giá: “Thanh Thủy sẽ lặp lại mình nếu cứ lạm dụng cách diễn ngẫu hứng mà không biết kiềm chế”.
Nghệ sĩ Bạch Lê
Về Ngọc Trinh, NSƯT Trần Minh Ngọc cho rằng Ngọc Trinh diễn tinh tế hơn với vai con Cấm trong vở kịch “mượn chuyện dân gian nói chuyện ngày nay” Con Tám, con Cấm. Ở Ngọc Trinh, vẫn với nét diễn tinh nghịch đáng yêu, không lặp lại chính mình. Vở kịch này được dàn dựng như một náo kịch, do đó chủ đạo của vai diễn là gây cười nhưng có nhiều lớp nhân vật tạo được dấu lặng đẹp.
Về Lê Khánh, NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu nhận xét: “Lê Khánh có độ nhạy bén trong diễn xuất dù đài từ của cô còn yếu so với Thanh Thủy”. NSƯT Ca Lê Hồng nhìn nhận Lê Khánh diễn trường đoạn khi Kay già rất xúc động.
Nghệ sĩ Thanh Thủy
Có điều cô chưa biết che giấu đi chất giọng trẻ trung của mình cũng như Ngọc Trinh, nếu diễn vai già sẽ là nhược điểm vì chất giọng lúc nào cũng trẻ. Song vai của Lê Khánh làm khán giả cười, ngạc nhiên và khâm phục. Còn vai của Ngọc Trinh chỉ để người xem ôm bụng cười.
Về Tú Sương, NSƯT Trần Minh Ngọc vẫn đánh giá là cô đào chính tạo cho nhân vật trung tâm độ sáng nhất định. Vai Mỵ Nương của Tú Sương có hai giai đoạn đã cho thấy cách diễn nhà nghề của con nhà nòi, có lớp lang, có trình thức. Làm việc với Tú Sương rất thú vị bởi cô không để đạo diễn “lôi” mình đi mà cách diễn của cô đôi lúc làm cho đạo diễn phải chạy theo.
NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu nói: “Vai diễn nào của Tú Sương cũng đủ độ chín muồi, có tư duy và có sự vượt bậc. Nhưng vai Mỵ Nương chưa phải là vai tầm cỡ của cô”. NSƯT Ca Lê Hồng nhận xét: “Về diễn xuất, tôi không thấy vai Mỵ Nương là mới, Tú Sương sẽ mới hơn nếu không lặp lại những vũ đạo đã từng diễn trước đây. Chỉ mỗi lớp diễn đánh trống làm cho tôi thật sự nổi gai óc. Vở Hoa vương tình mộng có lớp diễn này là nổi bật”.
Nghệ sĩ Ngọc Trinh
Nhà lý luận phê bình sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái nêu ý kiến: “Tôi cho rằng sự tương tác của khán giả ở sân khấu xã hội hóa đã hình thành nên tính cách các vai diễn chứ không hẳn những diễn viên nữ của bảng đề cử năm nay không biết tạo ưu thế cho mình.
Khán giả tương tác họ và họ nhào nặn nhân vật của mình qua những suất diễn như thế. Cách Thanh Thủy diễn vai bà lão có “bị” khán giả kéo đi thì đó cũng là tiếng cười trong sáng.
Nghệ sĩ Lê Khánh
Hoặc Ngọc Trinh với vai con Cấm vẫn là nương theo tiếng cười cần thiết của vở diễn. Tóm lại, tình huống của vở diễn quy định diễn xuất của diễn viên. Họ không thể tách rời đội hình. Đánh giá họ trên phong độ của mỗi suất diễn, đặt trong hiệu quả nghệ thuật chung cho toàn vở, đó mới là cốt lõi”.
Ai cũng xứng đáng
Nhận định chung về 5 vai diễn của 5 nữ diễn viên được đề cử năm nay, đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc cho biết: “Có đủ các thể loại: lịch sử, dân gian, cổ đại phong kiến đến xã hội đương đại.
Các vai diễn Ỷ Lan của Bạch Lê (Câu thơ yên ngựa), Kay của Lê Khánh (Một cuộc đời bị đánh cắp), Mỵ nương của Tú Sương (Hoa vương tình mộng), bà nội của Thanh Thủy (Ông ngoại, bà nội) và con Cấm của Ngọc Trinh (Con Tám, con Cấm) đều được các diễn viên khai thác nội tâm đúng mức. Độ thẩm thấu nhân vật có sự chênh lệch nhưng các vai diễn đều tạo được đất canh tác rộng, thu hoạch cao”.
Nghệ sĩ Tú Sương
NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu cho biết: “Tôi đánh giá cao 5 nữ diễn viên được đề cử năm nay, họ đều có ưu thế diễn nội tâm sâu sắc, không hời hợt. Đó là điều cần thiết để sân khấu có những vai diễn đỉnh cao, đi vào lòng người xem”.
NSƯT Trần Minh Ngọc nói: “Tôi cũng đánh giá cao các nữ diễn viên có tên trong bảng đề cử Giải Mai Vaâng năm nay. Họ đều xứng đáng, có điều ai sẽ thuyết phục hơn vẫn còn phải chờ xem vai diễn của họ có thuyết phục số đông bạn đọc tham gia bầu chọn cho họ hay không”.
Bạch Lê được khen nhiều
Về nghệ sĩ hải ngoại Bạch Lê, theo NSƯT Trần Minh Ngọc: “Bạch Lê về nước diễn lần này tạo được sự ngưỡng mộ của khán giả với phong độ diễn xuất không sút giảm, điều đó cho thấy chị đam mê nghề và ý thức cho lần xuất hiện này.
Vai Ỷ Lan là vai cũ nên sáng tạo của chị dễ rơi vào tư thế làm mới vai diễn cũ. Nhưng chị đã tạo được thế mạnh cho diễn xuất thông qua vũ đạo và nội tâm nhân vật”.
NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu khen: “Bạch Lê đã làm cho bức tranh cải lương năm nay khởi sắc.
Diễn xuất của chị phong độ, vũ đạo mang hơi thở mới khi biết tiết chế những động tác thừa để tạo độ sâu nội tâm”.
NSƯT Ca Lê Hồng cũng khen: “Chị vẫn là thế hệ nghệ sĩ tiên phong của sân khấu tuồng cổ.
Phong cách diễn xuất không cường điệu, quyện vào lời ca và thần thái để vai diễn tỏa sáng.
Xem Ỷ Lan của 20 năm trước và bây giờ, tôi nhìn thấy Ỷ Lan của chị hôm nay mùi mẫn hơn, sâu sắc hơn vì diễn xuất đó đã được thẩm thấu từ cuộc sống”. |
Theo NLĐ
Theo ca sĩ Phương Thanh: “Công tâm nhận định, chưa chắc các cựu binh vượt qua được tân binh”
Xây dựng một nền văn hóa đọc phát triển là mong muốn chung của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, làm cách nào để có thể tạo dựng được một xã hội mê đọc sách, có trình độ văn hóa trong việc lựa chọn, thưởng thức, cảm nhận và áp dụng những điều tốt đẹp mà sách mang lại là điều không đơn giản
Đầu năm 2011, bộ phim mới Ma thuật ngoại truyện (Life Is A Miracle) của đạo diễn Trung Quốc Cố Trường Vệ kể về một mối tình lãng mạn đầy cay đắng của 2 người trẻ nhiễm AIDS sẽ có mặt ở rạp chiếu ở Đại lục. Phim do Chương Tử Di và Quách Phú Thành thủ vai chính. Điều đáng nói là dự án điện ảnh này có sự tham gia của 6 người dương tính với HIV và cuộc đời của họ đã được ghi lại trong phim tài liệu Together.
Cuộc thi viết về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần này đã thu hút được một số lượng lớn các tác phẩm dự thi của nhiều cây bút trẻ, dù ít dù nhiều, họ đã làm nên không khí văn chương sôi nổi và đa diện cũng như một cách nhìn mới với một đề tài vốn được coi là dành cho những nhà văn lão làng.
Chào mừng Hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, tối 12-12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo T.Ư, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản QÐND, Ðài THVN, Ðài truyền hình VTC, Công ty truyền thông và truyền hình Việt Nam, phối hợp tổ chức chương trình Giao lưu - Nghệ thuật "Tình Bác sáng đời ta".
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 12, anh Bùi Văn Tinh, Trưởng ban văn hóa xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tất bật đi dựng kịch mục cho đội văn nghệ xã chuẩn bị tham dự Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngổ Luông- Ngọc Sơn lần 2 năm 2010. Cả đội văn nghệ hào hứng vào cuộc. Người lo sưu tầm bài cồng chiêng cổ, người chuẩn bị câu hỏi ứng xử cho phần thi trang phục dân tộc Mường. Toàn đội say sưa luyện tập với tư cách là đơn vị chủ nhà…