Nhắc đến những thành tích và rất nhiều huy chương của Đoàn và cá nhân mình trong các đợt hội diễn - NSƯT Bằng Thái Đoàn trưởng Đoàn kịch Quảng Ninh - chỉ cười và nói như một điều tâm sự. Cái chính là sao cho để những tấm huy chương mãi còn lấp lánh mới là điều quan trọng...

 

Được Thiếu tướng, nhà thơ Khổng Minh Dụ, bạn đồng hương xứ Đoài quý mến mách lối, tôi đến thăm nhà báo Lưu Vinh - Phó Tổng biên tập Báo CAND gửi bài Tết và xin được tặng cuốn sách mới "10 ngày trên đất Mỹ" của ông đang được nhiều bạn bè khen ngợi. Cửa vừa mở, bỗng nghe reo lên một tiếng: "A, chào nhà thơ!". Thì ra đó là NSƯT Bằng Thái - Đoàn trưởng Đoàn kịch Quảng Ninh, sự hồn nhiên ấm áp của Bằng Thái làm cho cả ba anh em chúng tôi dễ dàng bắt chuyện.

Mấy hôm vừa rồi, tôi đã đọc trên báo và được biết, sau vở diễn đạt giải nhì Liên hoan sân khấu về Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam lần thứ 2 năm 2010, NSƯT Bằng Thái lại đạt Huy chương vàng. Vở diễn "Cuộc chiến" hay "Người tự xé xác" lại xuôi về Thủ đô. Đêm 22/12 công diễn tại Nhà hát Lớn, trong sự mong đợi chào đón của khán giả Hà Nội.

Tôi đã được xem Bằng Thái ở nhiều vai diễn: Giám đốc trong "Người đàn bà uống rượu" của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Giám đốc Công an thành phố trong "Người tự xé xác" của Tôn Ái Nhân, do NSƯT Anh Tú đạo diễn. Quả thực đó là những vai rất khó và khổ, ấy là bởi ở những trọng trách ấy, là người giàu lòng yêu đời và thương người, lại phải giữ vững kỷ cương, pháp luật trong cuộc sống, có lẽ nào không phải luôn giằng xé, đớn đau trước những hỏng hóc, sạt lở, sa sẩy của những đồng đội thân yêu và ngay cả với người vợ máu thịt của mình, khi bị những kẻ xấu rắp tâm đưa vào vòng tội lỗi.

Với vai trò Giám đốc Công an có thể có toàn quyền xử lý - vẫn cứ phải nuốt nước mắt "Tự xé xác mình" để làm theo pháp luật, giữ sự bình yên tốt đẹp và sáng trong cho cuộc sống - Vậy mà, với bản lĩnh và tài năng diễn xuất của diễn viên Bằng Thái đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của người trong cuộc; một cái nhíu mày, một bước lùi xa, một cái quay lưng, một cái nắm tay, một nụ cười xa xót hiếm hoi, một giọng nói hụt đi trong đau đớn, đều có thể làm cho khán giả phải rưng rưng đồng cảm, sẻ chia và cảm phục…

Rất may, tất cả những điều đó, không sót lại chút nào trong Bằng Thái ở buổi sáng nay, khi chúng tôi được dành ít thời gian để nhà báo, nhà thơ Lưu Vinh cho nghe mấy ca khúc phổ thơ ông một cách say mê.

Một cảnh trong vở "Người tự xé xác" của Đoàn kịch Quảng Ninh.

Nhắc đến những thành tích và rất nhiều huy chương của Đoàn và cá nhân mình trong các đợt hội diễn - Bằng Thái chỉ cười và nói như một điều tâm sự. Cái chính là sao cho để những tấm huy chương mãi còn lấp lánh mới là điều quan trọng.

Đúng với kỳ vọng của GS.TS.NSND Đình Quang, Chủ tịch Hội đồng giám khảo của Liên hoan Sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người Chiến sĩ CAND" lần thứ 2 do Bộ Công an và Bộ VH-TT&DL phối hợp tổ chức vừa qua: "Nếu văn hóa của lực lượng Công an phát triển, sẽ giúp nhân dân cân bằng lại đời sống kinh tế và tư tưởng. Liên hoan càng thêm ý nghĩa khi diễn ra đúng dịp cả nước hân hoan Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nếu sau Liên hoan cả 19 vở diễn đều được tiếp tục lưu diễn phục vụ công chúng thì sẽ là một đóng góp không nhỏ của ngành Công an đối với Sân khấu nước nhà, tạo được sức sống bền lâu cho các tác phẩm và kinh phí đầu tư cho liên hoan càng có hiệu quả". Đoàn kịch Quảng Ninh đã làm tốt điều đó.

Sau khi nhận niềm vinh quang xứng đáng: Giải nhì của Liên hoan đêm 30/9/2010 - và Huy chương vàng, bạc cho nhiều cá nhân thì sáng 1/10/2010, tại Cung Văn hóa Việt - Nhật, đoàn đã mang vở diễn về phục vụ thành công đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Ninh. Tiếp sau đó, lại kéo quân ra Móng Cái phục vụ cho các đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Ninh.

Chưa hết, Đoàn lại hành trình tiếp để diễn phục vụ cho Trung tâm Công nghiệp Than, kể cả ở những sân khấu ngoài trời, mỗi nơi 3 buổi, từ Uông Bí, Đông Triều, Mạo Khê, với sự ngưỡng mộ và chào đón của cán bộ, công nhân viên và nhân dân tỉnh nhà. Điều đó cho thấy, Đoàn kịch Quảng Ninh đã đi đúng đường hướng với mục tiêu phục vụ quần chúng. Những vở diễn liên hoan, hội diễn, dự thi đều có sức sống lâu bền phục vụ công chúng.

Với sự hỗ trợ của Ủy ban ATGT quốc gia - Đoàn đã 2 lần xuyên Việt đem các vở diễn của mình đi phục vụ nhân dân các tỉnh và thật hiếm có đoàn nào làm tốt chủ trương mang sân khấu  vào học đường nhiều nhất là vào những năm 2009 - 2010 và tiếp tục có kế hoạch cho năm 2011.

Tiến tới kỷ niệm 50 năm Đoàn kịch Quảng Ninh, Đoàn lại tiếp tục thực hiện chuyến lưu diễn xuyên Việt với các kịch mục xuất sắc như “Người tôi yêu”; “Lời nguyền Biển” và “Lâu đài tuổi thơ” - với sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy ban ATGT quốc gia. Mỗi điểm dừng với ba đêm diễn và đã trích mỗi đêm diễn từ 5 triệu đồng cho các quỹ từ thiện; trại trẻ mồ côi; điều này được làm từ những năm 1995 trở lại đây, không phải chỉ nâng cao đời sống tinh thần - sự giúp đỡ về vật chất cho những nơi khó khăn thường xuyên cũng là một việc làm không nhỏ.

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh vào ngày 21, 22/10/2010, Đoàn đang dự Liên hoan sân khấu với vở diễn "Người tự quản" - chắc chắn sẽ lại là một vở diễn xứng đáng thêm vào kịch mục của Đoàn Quảng Ninh để phục vụ quần chúng nhân dân.

Chia tay chúng tôi - Bằng Thái cười thật sảng khoái và ý nhị: Chỉ mong sao có được nhiều những doanh nghiệp có tấm lòng vàng chung vai với Đoàn kịch Quảng Ninh - chúng tôi sẽ làm được nhiều việc có ích hơn nữa.

 

                                                                                      Theo CAND

 

 

Các tin khác

Lễ rước cỗ về đình thờ làng Vai.
Dù lần đầu tiên kết hợp gã “cướp biển” Johnny Depp với “bà Smith” Angelina Jolie, The Tourist vẫn không kéo được khán giả đến rạp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đồng Bảng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

(HBĐT) - Xã Đồng Bảng (Mai Châu) có 4 dân tộc anh em là Thái, Mường, Kinh, Dao cùng chung sống tại 4 xóm, 1 tiểu khu với 346 hộ dân. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Xã từng bước xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn hoá của cộng đồng dân cư.

Từ 6/1 Hà Nội sẽ lại lung linh như dịp đại lễ

Từ 6/1 đến 8/2, toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng của Hà Nội từng trang hoàng dịp đại lễ 1000 năm sẽ lại bừng sáng, để chào mừng đại hội Đảng toàn quốc và Tết Nguyên đán. Xe tải sẽ bị hạn chế lưu thông ở nội đô.

Phim Tết Tân Mão 2010: Đậm chất giải trí

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, một loạt những dự án phim Tết được các hãng chốt lịch, chờ dịp ra mắt khán giả. Xuân Tân Mão 2011 này, công chúng Việt Nam sẽ được theo dõi bốn bộ phim của các hãng sản xuất quen thuộc, gồm "Bóng ma học đường" (Thiên Ngân), "Cô dâu đại chiến" (BHD), "Thiên sứ 99" (Phước Sang), "Sài Gòn Yo" (Chánh Phương).

Giải thưởng Tiểu thuyết lần thứ III: Bước phát triển mới của một thể loại

Ngày 21-12, lễ trao giải cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ III (2006-2010) được tổ chức tại Hội Nhà văn Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo người viết văn và độc giả. Không chỉ dừng lại ở giải thưởng, sự tôn vinh dành cho những tác phẩm xuất sắc, cuộc thi tiểu thuyết đã góp phần nâng nền chung của văn chương hiện nay lên một tầm mức mới.

Lê Minh Sơn: Thằng "được" chửi sao lại khổ?

Ví cách chơi đàn của cậu con trai 7 tuổi nhiều tạp âm như nhạc sĩ Ngọc Đại, Lê Minh Sơn đã không ngại chia sẻ những ý kiến có vẻ rất "động chạm" đến Ngọc Đại - người từng lên báo "chê" anh tơi bời.

Giao lưu ca nhạc “Người lính và nhà báo”: Dạt dào xúc cảm

Kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2010), tối 20-12, Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo TPHCM, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Đài Truyền hình TPHCM phối hợp tổ chức chương trình giao lưu ca nhạc “Người lính và nhà báo” tại Nhà hát TPHCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục