Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.

 

Phiên chợ của trẻ con

Người lớn thường gọi chợ Tết là chợ trẻ con, bởi những ngày đó đến chợ chỉ thấy chủ yếu là trẻ con. Trẻ con lúc đó đều đã được nghỉ học, được bố mẹ đưa đến chợ Tết sắm quần áo và đồ chơi. Khắp chợ đâu đâu cũng chỉ thấy trẻ con.

Có lẽ khi ở tuổi trưởng thành, mấy ai mà không nhớ cảnh người mẹ gánh đôi thúng đi chợ Tết. Đường xa, sợ chân con mỏi, mẹ cho con ngồi vào thúng gánh đến chợ. Ngày Tết theo mẹ đi chợ, được mua cho bộ quần áo mới để đón xuân hoặc đôi dép thôi cũng thấy lòng phấn chấn, vui vẻ lạ thường.

Phiên chợ Tết sống động, rộn rã bởi những âm thanh, những tiếng cười nói hân hoan.
Phiên chợ Tết sống động, rộn rã bởi những âm thanh, những tiếng cười nói hân hoan.

Trẻ con, đến khi được nghỉ học và chuẩn bị đi chợ Tết thì vui sướng háo hức có khi cả đêm ngủ chẳng say, chỉ sợ khi thức dậy anh chị em trong nhà lại trốn đi chợ trước. Trẻ con đến chợ, thấy hàng nào cũng sà vào, xem đủ thứ, mà thứ gì cũng thích. Nhưng thích nhất vẫn là những hàng đồ chơi như dây vòng, kèn, bóng bay…  xanh đỏ, đủ các loại màu sắc, âm thanh rất sống động.

Chợ Tết là phiên chợ cuối cùng của năm hoặc là những phiên chợ giáp ngày Tết, khoảng từ ngoài 20 tháng Chạp trở đi. Chợ quê xưa rất dân dã, thường chỉ là những túp lều, cột tre mái lợp lá tranh hoặc rạ, những quầy hàng được che phên, liếp trông dân dã... Chợ Tết quê xưa cũng thường gắn liền với không gian sinh hoạt thường ngày rất bình dị như chợ đình, chợ bến…

Vào buổi họp chợ Tết, từ gà gáy, người người trong vùng đã í ới gọi nhau đi chợ, từng tốp người vừa đi vừa cười nói vì đi đến đâu cũng gặp người làng, người quen. Tiếng chào nhau, nói chuyện rôm rả, chuyện mùa màng, chuyện sắm Tết, chuyện gói bánh chưng, chuyện đụng lợn… râm ran khắp những con đường.

Đến chợ Tết, người mua cũng cố mua và người bán cũng cố bán cho bằng được. Người mua dù có những mặt hàng đắt nhưng vừa ý thì dù giá có đắt cũng chẳng mấy người than phiền, vì là chợ Tết, để miễn sao mua được những thứ đẹp, vừa ý về trang hoàng nhà cửa, về cúng gia tiên… đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong cả năm. Còn người bán cũng thường rất xởi lởi, không tính đến chuyện đắt rẻ, vì chủ yếu là người trong làng xã với nhau, hơn nữa cũng mong bán hết hàng cho có lộc đầu năm.

Đi chợ Tết là thú vui ở nông thôn, cho nên đến chợ cũng chưa hẳn là để mua sắm, mà còn để đi chơi, đi cảm nhận không khí Tết hoặc đôi khi chỉ là để gặp gỡ người quen, để hỏi han, để chào nhau đôi ba câu. 

Phiên chợ của những niềm hân hoan

Chợ có đủ các thứ phục vụ cho Tết, nào là lá dong, nào là thịt thà đủ loại, đồ sống thì có gà, ngan… Đến khu chợ có những thứ đó cũng cảm thấy đủ náo động cả một vùng và thấy hương vị Tết thật đậm đà, sống động. Chính vì thế, chợ Tết là hỗn hợp của đủ các loại âm thanh rộn rã, đó là âm thanh của các loại gia súc, gia cầm, đó là tiếng trò chuyện, cười nói râm ran của người lớn và trẻ con. Đó là âm thanh của những đồ chơi trẻ em, vang khắp chợ. Đó là âm thanh của những niềm vui, niềm hân hoan trong tâm hồn mỗi người.

Chợ Tết còn là sự hòa trộn giữa các mùi hương, tạo nên hương vị rất riêng, mùi rất riêng của ngày Tết. Đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong giềng, mùi của ngô khoai sắn… Nhắc đến hương chợ Tết là không thể quên được mùi hương rất đặc biệt, đó là hương của cây mùi già…

Nhiều gia đình vẫn không quên được nếp tắm lá mùi cuối năm để tẩy trần và cũng là để đón hương Xuân nên xung quanh những gánh lá mùi luôn luôn đông đúc người vây kín. Tết cả tạo nên loại mùi rất Tết, mùi của sự sung túc,  loại “mùi Tết” đó tạo nên sự háo hức trong lòng người, cả trẻ con lẫn người lớn. Mặc dù chưa đến Tết nhưng đến chợ Tết để thấy Tết đang đến thật gần, chỉ ở ngay đầu làng mà thôi, để chuẩn bị vào từng nhà trong ngày mùng 1 Tết.

Ngày nay, ở thành phố, chợ Tết chẳng còn thiếu đồ gì, mà thứ gì cũng đẹp nhưng đa số hoạt động mua sắm, chợ Tết đã được chuyển hết vào siêu thị, do đó màu sắc, hương vị của những phiên chợ Tết cũng phai nhạt dần. Những sắc màu chợ Tết chẳng còn nguyên vẹn nữa, và có lẽ đó là một mất mát rất lớn.

Nhắc đến chợ Tết, lại muốn ngâm nga mấy vần thơ của Đoàn Văn Cừ cho bớt nhớ, bớt bâng khuâng: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh/ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”.

 

                                                          Theo LaoDong

Các tin khác

Một tiết mục của Đoàn phục vụ đồng bào  các dân tộc trong tỉnh.
Hàng ngàn người dân TPHCM tham quan đường hoa - đường sách Nguyễn Huệ trong đêm khai mạc
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phong tục gói bánh trưng ngày Tết của người Mường

(HBĐT) - Là một người con của đất Mường Hoà Bình, đám trẻ chúng tôi hồi còn để chỏm thích Tết lắm. Tết được mua áo mới, đi chơi thăm ông, bà và được mừng tuổi. Nhưng có lẽ vui nhất là ngày mổ lợn và gói bánh.

Xuân về trên đường Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Trước thềm năm mới Tân Mão, không khí trên đường Hồ Chí Minh càng thêm nhộn nhịp, tất bật. Suốt ngày đêm những đoàn xe hối hả ngược xuôi đưa hàng hoá đến mọi vùng quê phục vụ người dân đón Tết, vui xuân.

Bùng nổ Táo quân đêm 30 Tết

Chương trình Táo quân năm nay trên sóng các đài truyền hình hứa hẹn ngập tràn tiếng cười vui nhộn

Đôi dòng về "Đi Về Phía An Lạc"

Hơn 25 năm làm báo với biết bao cảm xúc trước thời cuộc, dường như cũng đủ để tác giả lắng đọng lòng mình, tập hợp một số trong rất nhiều bài ghi chép về những chuyến đi xa gần, mà như anh nói "chỉ để kỷ niệm tháng ngày rong ruổi và nếu may mắn được người đọc chia sẻ trải nghiệm của mình thì âu đó cũng là một niềm vui".

Xẩm Hà thành lên sân khấu

Vừa qua, trên sân khấu sang trọng của Nhà hát lớn Hà Nội, một chương trình nghệ thuật hát Xẩm đặc sắc đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của công chúng. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng nhạc sĩ - nhà nghiên cứu lý luận Nguyễn Quang Long, người biên tập, thực hiện kịch bản và biểu diễn trong chương trình Xẩm Hà thành. Nhạc sĩ đồng thời đã tham gia nhóm khôi phục lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm.

Các tỉnh, thành phố khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011

Tối 29-1, tại thành phố Tuyên Quang, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các cơ quan báo chí tỉnh tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011. Tham gia Hội Báo Xuân năm nay có hơn 900 ấn phẩm của các cơ quan báo chí T.Ư và các địa phương trong cả nước. Các ấn phẩm trình bày đẹp, nội dung phản ánh đa dạng các lĩnh vực đời sống xã hội trên mọi miền đất nước, trong đó nêu bật thành công Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng. Sau Hội Báo, các ấn phẩm báo chí được chuyển tặng các nhà văn hóa trung tâm cụm xã và thôn bản vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục