(HBĐT) - Với phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo - Đồng hành cùng dân tộc”, trong những năm qua, cộng đồng người công giáo ở xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) luôn đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.
ng Nguyễn Quý Mùi, Chánh trương Giáo xứ Khoan Dụ cho biết: Thực hiện “Sống phúc âm trong lòng dân tộc, kính Chúa, yêu nước”, bà con giáo dân ở Khoan Dụ luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đặc biệt từ khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời phù hợp giáo hội và nguyện vọng của giáo dân, các vị chức sắc, chức việc, giáo dân càng thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương; phấn khởi, yên tâm cầu lễ, hăng hái lao động sản xuất. Các hoạt động tôn giáo như lễ Nô -en, các lễ thánh, hội thánh, hội đoàn công giáo... đều diễn ra đúng pháp luật, quy định của Nhà nước và địa phương.
Xã Khoan Dụ hiện có 825 hộ dân với hơn 3.350 nhân khẩu, trong đó có 90% nhân dân là người công giáo. Phát huy truyền thống xã anh hùng, những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã xác định nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nhân dân là mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh những chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo, nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát huy mạnh mẽ nội lực, tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở thế mạnh chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ xã xác định trước hết phá độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi bằng cách tăng vụ, đưa giống mới, áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất. Đồng thời phối hợp với Trạm KN -KL huyện tổ chức mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp, các chương trình hội thảo về cây trồng và vật nuôi cho bà con nông dân trên địa bàn xã. Nhờ vậy, những năm gần đây, trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bà con giáo dân đã tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế, xóa đói - giảm nghèo. Nhiều gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển ruộng cấy không ăn chắc thành vườn trồng cây, ao nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Hộ kinh tế khá giúp đỡ các gia đình có khó khăn cho vay giống, vốn không lấy lãi; tạo việc làm để cùng phát triển kinh tế. Đến nay, đời sống của bà con giáo dân trong xã đã khá lên rất nhiều. Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 14%, đến nay đã giảm còn 6,4%. Thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng /người/năm, 100% thôn đều có nhà văn hoá. Hệ thống điện, đường, trường, trạm từng bước được đầu tư, nâng cấp. Nhờ đó, 100% con em trong xã đã được đến trường đúng độ tuổi và học tập trong những trường học khang trang. Trạm y tế xã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh của người dân. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện.
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền, góp sức của MTTQ, các đoàn thể và sự vào cuộc của BCH giáo xứ, xã Khoan Dụ đã tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT -XH của địa phương.
Hoàng Huy
(HBĐT)- Ngày 10/2, UBND phường Thái Bình (TP. Hoà Bình) đã tổ chức Hội xuân Tân Mão 2011. Đây là một trong những hoạt động văn hoá được tổ chức hàng năm trong những ngày đầu năm mới tại sân đình làng tổ 16 phường Thái Bình.
(HBĐT)- Ngày 9/2 (mồng 7/1 âm lịch) đã diễn ra lễ hội chùa Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).
Ngày 9/2, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 162/CĐ-TTg về công tác quản lý và tổ chức lễ hội gửi thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khi trời về đêm, người dân từ khắp mọi nơi vẫn nghìn nghịt kéo về Nam Định trẩy hội và thăm thú một phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp một lần, phiên chợ độc đáo còn được người ta nhắc tới bằng cái tên: chợ “âm phủ”.
Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.
Từ ngày 9/2 đến 10/4, triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh ở Việt Nam của cố nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Henri Huet diễn ra tại Nhà nhiếp ảnh châu Âu ở thủ đô Paris, Pháp nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của ông.