Từ ngày 9/2 đến 10/4, triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh ở Việt Nam của cố nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Henri Huet diễn ra tại Nhà nhiếp ảnh châu Âu ở thủ đô Paris, Pháp nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của ông.
Tại triển lãm tranh
Triển lãm trưng bày khoảng 50 bức ảnh của Henri Huet và của các đồng nghiệp khác Nick Út, David Burnett, Kyoichi Savada về cuộc chiến tranh ở Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau như sự mệt mỏi của binh lính Mỹ, nỗi đau của dân thường và sự sợ hãi của trẻ nhỏ.
Một trong những bức ảnh nổi tiếng của phóng viên ảnh Huet là bức “Thomas Cole,” từng được dùng làm trang bìa của tạp chí LIFE, đã được trưng bày ngay lối vào triển lãm.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh một lính Mỹ, mặc dù đang bị thương, nhưng vẫn chăm sóc những người đồng đội của mình. Các bức ảnh của Henri Huet có sức lay động lớn, đã làm thay đổi cách nhìn của người Mỹ về cuộc chiến phi lý ở Việt Nam, góp thêm tiếng nói vào phong trào phản chiến ở Mỹ.
Chị Sharon, một khách tham quan triển lãm cho biết, khi xem những bức ảnh sống động này, chị có cảm giác chứng kiến tận mắt những gì diễn ra cách đây mấy chục năm. Theo chị Sharon, nhiếp ảnh gia Huet là một người có khả năng gây sốc cho người xem.
Chị xúc động nói: “Chúng tôi thực sự thấy sốc khi nhìn những bức ảnh ghi lại điều kiện sinh hoạt của binh lính Mỹ, cũng như những gì mà người dân Việt phải chịu đựng trong chiến tranh.”
Nhiếp ảnh gia Henri Huet sinh ra ở Việt Nam, có bố là người Pháp và mẹ là người Việt. Trong gần 20 năm làm phóng viên ảnh của các hãng thông tấn nổi tiếng như UPI và AP, Henri Huet đã dùng ống kính của mình để ghi lại nỗi thống khổ và sự chia ly của người dân Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ.
“Sinh nghề, tử nghiệp,” Huet đã thiệt mạng trong một chuyến bay trực thăng bị bắn rơi ngày 10/2/1971 khi đang thực hiện chuyến công tác ở Lào.
Theo TTXVN
Mùa cao điểm phát hành phim của năm 2011 chưa tới nhưng đã có một loạt tác phẩm điện ảnh thế giới được dự đoán sẽ phá kỷ lục về mặt doanh thu.
Sau thành công và những giải thưởng, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai muốn mình bình tĩnh một chút, lắng lại một chút để có thêm những chiêm nghiệm trước khi cho ra đời tác phẩm tiếp theo.
(HBĐT) - Xuân về sớm hơn với bản Mông bởi năm nào cũng vậy, Tết của dân tộc Mông được tổ chức trước Tết Nguyên đán một tháng. Thời gian Tết Mông diễn ra trong ba ngày đầu tháng Chạp, nhưng không khí Tết thì kéo dài tới cả tháng. Vào những ngày này, trên khắp các bản làng người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập bầu không khí Tết, tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu khắp các sườn núi...
(HBĐT) - Người vùng cao xưa nay đi chợ không chỉ để bán, mua mà còn để giao lưu, gặp gỡ bạn bè, cùng hàn huyên bên chén rượu nồng. Phiên chợ ngày thường vốn đã đông vui, chợ phiên ngày Tết lại càng bội phần tấp nập.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch (TCDL), trong năm 2011, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá cho hai sự kiện lớn là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên và Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ bảy (diễn ra từ ngày 14 đến 17-9).
Tết vốn được xem là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất trong năm cho điện ảnh và kịch nói. Những ngày Tết Tân Mão vừa kết thúc cũng là lúc các rạp chiếu, sân khấu trình làng những báo cáo hết sức khả quan, không chỉ mang ý nghĩa về doanh thu mà còn chứng tỏ sức hút đối với công chúng.