Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.
Chuyện cũ vẫn hấp dẫn
“Đả chiến phá sông Ngân” của cố NSND Năm Châu (tức tác giả Nguyễn Thành Châu) là một vở diễn cũ từng được các nghệ sĩ cải lương quay video cách nay hơn 10 năm. Tuy nhiên, trên sân khấu sàn diễn, vở cải lương này chưa từng được các đoàn hát dàn dựng. Chính vì thế, lần này Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã đưa lên sàn diễn “Đả chiến phá sông Ngân” phục vụ khán giả cải lương. Mặc dù là vở diễn cũ, câu chuyện cũ, nhưng nội dung của vở diễn xem ra vẫn còn hấp dẫn khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc.
Một cảnh trong vở cải lương “Đả chiến phá sông Ngân”. |
“Đả chiến phá sông Ngân” kể về câu chuyện nghĩa vợ tình chồng sắt son của Ngưu Lang - Chức Nữ. Cả hai yêu nhau, có con với nhau, nhưng tình duyên sớm bị ngăn cách vì phạm luật Thiên đình, Chức Nữ bị bắt về Thiên đình, giam giữ ở bến Ngân Hà. Còn Ngưu Lang ở hạ giới cùng với hai con - Nghé và Ngọ, ngày đêm luôn nhớ nhung vợ hiền…
Trước tình cảnh trái ngang, cuộc sống bị chia cắt của cha mẹ, hai con Nghé và Ngọ vì thương cha, nhớ mẹ đã không ngại khó nhọc, ngày đêm miệt mài học võ, luyện phép cùng với các sư phụ để xin cha được lên Thiên đình giải cứu cho mẹ… Vở diễn đã mang lại cho người xem những thông điệp giàu ý nghĩa về lòng chung thủy cũng như sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Trong cuộc sống, nếu tất cả đến với nhau bằng một tình yêu chân thật thì không có khó khăn, thử thách nào có thể ngăn cách…
Khi nghệ sĩ máu lửa với nghề
Nghệ sĩ Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết sau 3 đêm diễn, doanh thu của “Đả chiến phá sông Ngân” đã lấy lại tiền đầu tư và có dư ra chút ít, anh em nghệ sĩ khá phấn khởi. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, nhà hát sẽ bàn bạc với các nghệ sĩ để cùng hạ cátsê thì mới mong “sáng đèn”, bởi các suất hát sau doanh thu sẽ không cao bằng các suất hát trước. |
Nếu so với hai vở cải lương thử nghiệm trước đây, vở “Đả chiến phá sông Ngân” không được đầu tư rầm rộ về tiền bạc. Nhưng không phải thế mà các nghệ sĩ tham gia vở diễn ít máu lửa, đầu tư công sức, mà trái lại nhiều nghệ sĩ vẫn luôn miệt mài luyện tập ròng rã cả tháng, thể hiện một tình yêu mãnh liệt với cải lương.
Trong vở diễn, đạo diễn Vũ Minh dàn dựng nhiều cảnh bay khá ấn tượng. Và để có được những màn bay lượn, đánh đấm trên không trung thật ngoạn mục, ê kíp nghệ sĩ đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần. Các nghệ sĩ trẻ Trinh Trinh, Võ Minh Lâm... cùng các nhân viên kéo dây bay phải có sự phối hợp thật nhuần nhuyễn mới có thể tạo nên những cảnh bay đẹp. Tất cả sự chịu khó luyện tập của các nghệ sĩ đã được đền đáp xứng đáng. Qua các suất diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, khi các nghệ sĩ thể hiện các màn bay lượn nhuần nhuyễn, luôn nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt của khán giả.
Trong vở diễn này, NSƯT Kim Tử Long thể hiện vai Ngưu Lang, nghệ sĩ Tú Sương vai Chức Nữ khá ấn tượng, giàu cảm xúc, ca diễn hay, đã mang lại cho giới mộ điệu những giây phút thư giãn thật sảng khoái. Bên cạnh đó, nghệ sĩ Trinh Trinh cũng khá tự tin trong vai Nghé với những màn vũ đạo điêu luyện, ca diễn tốt đã góp phần tạo nên sự thành công của vở diễn.
Đồng thời, điều đáng ghi nhận ở “Đả chiến phá sông Ngân” là sự chấp nhận làm dàn bao của các nghệ sĩ đi trước như: NSƯT Thoại Miêu, nghệ sĩ Thanh Loan, Trọng Nghĩa… đã tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ tỏa sáng.
Theo SGGP
Sau hơn 10 ngày công chiếu, 'Bóng ma học đường' đang dẫn đầu doanh số với 22 tỷ đồng, theo sau là 'Cô dâu đại chiến' (14,2 tỷ đồng). 'Thiên sứ... 99' đạt được khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Mùa cao điểm phát hành phim của năm 2011 chưa tới nhưng đã có một loạt tác phẩm điện ảnh thế giới được dự đoán sẽ phá kỷ lục về mặt doanh thu.
Sau thành công và những giải thưởng, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai muốn mình bình tĩnh một chút, lắng lại một chút để có thêm những chiêm nghiệm trước khi cho ra đời tác phẩm tiếp theo.
(HBĐT) - Xuân về sớm hơn với bản Mông bởi năm nào cũng vậy, Tết của dân tộc Mông được tổ chức trước Tết Nguyên đán một tháng. Thời gian Tết Mông diễn ra trong ba ngày đầu tháng Chạp, nhưng không khí Tết thì kéo dài tới cả tháng. Vào những ngày này, trên khắp các bản làng người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập bầu không khí Tết, tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu khắp các sườn núi...
(HBĐT) - Người vùng cao xưa nay đi chợ không chỉ để bán, mua mà còn để giao lưu, gặp gỡ bạn bè, cùng hàn huyên bên chén rượu nồng. Phiên chợ ngày thường vốn đã đông vui, chợ phiên ngày Tết lại càng bội phần tấp nập.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch (TCDL), trong năm 2011, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá cho hai sự kiện lớn là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên và Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ bảy (diễn ra từ ngày 14 đến 17-9).