Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được du khách chú ý.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được du khách chú ý.

(HBĐT) - Ở tỉnh ta có hai nghề truyền thống độc đáo, mang đậm sắc thái văn hoá các dân tộc là dệt thổ cẩm và nấu rượu cần được lưu giữ đến giờ. Tuy rằng, việc bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống chưa nhiều.

 

Bước đầu hình thành cụm ngành nghề tập trung.

 

Ngày nay, kinh tế phát triển, sản phẩm rượu cần, vải thổ cẩm do chính đôi tay khéo léo, tài hoa của đồng bào các dân tộc Thái, Mường Hoà Bình đã có mặt trên thị trường, được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng. Kế thừa, phát huy những tinh tuý nghề truyền thống, bà con đã biết kết hợp nét văn hoá dân tộc với hiện đại tạo nên những vật phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thành phố Hoà Bình, Mai Châu, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi là những địa phương đã hình thành các điểm, cụm ngành nghề tập trung. Đây là yếu tố góp phần vào bảo tồn, phát triển TTCN, làng nghề của tỉnh.

 

Cũng từ đây, trong tỉnh xuất hiện một vài mô hình HTX, tổ hợp sản xuất dệt thổ cẩm ở xã Mãn Đức (Tân Lạc), Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Ước tính, các điểm, cụm ngành nghề tập trung dệt nên khoảng trên 40.000 m2 thổ cẩm, làm ra 200.000 vò rượu cần/năm. Tuy nhiên, công tác quản lý, bao tiêu sản phẩm chưa có, chưa hình thành nhà trưng bày sản phẩm có quy mô mà chỉ xuất hiện một số điểm du lịch do một nhóm hoặc một tổ chức nhỏ. Các sản phẩm do dân tự dệt, tự tiêu thụ nên manh mún, chưa tạo ra sự liên kết trong hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nghề sản xuất rượu cần chủ yếu vẫn mang tính chất tư nhân, nhỏ lẻ, chưa thành làng nghề.

 

Ông Hà Ngọc Sơn - Chi cục phó Chi cục NN & PTNT tỉnh cho biết: Nghề dệt thổ cẩm đặc trưng nhất cho đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc, đồng bào dân tộc Thái, Mông ở huyện Mai Châu. Đáng chú ý có mô hình HTX Vọng Ngàn ở xã Mãn Đức, Tử Nê chuyên tâm khôi phục nghề dệt truyền thống với tổng số trên 100 khung cửi, thu hút trên 100 xã viên tham gia, có mức thu nhập hơn 800.000 đồng/người/tháng. Tại huyện Mai Châu, nghề dệt thổ cẩm vẫn được bà con duy trì, phát triển với 4 bản làm du lịch chính Văn, Lác, Nhót, Pom Coọng, với gần 300 khung cửi nhưng hoạt động không thường xuyên.

 

Theo chị Hà Thị Chung - hộ gia đình làm nghề dệt kết hợp kinh doanh du lịch ở bản Pom Coọng, để dệt một tấm vải thổ cẩm (một sải dài 160 cm, rộng 70 cm) miệt mài, chịu khó cũng phải mất 1 ngày dệt liên tục mới làm xong. Trong khi đó, giá thành chỉ đạt 20.000/tấm, trừ 1/3 chi phí, thu nhập của người lao động chẳng đáng là bao, chưa kể vải dệt ra tiêu thụ không ổn định.

 

Chưa có làng nghề truyền thống.

    

Căn cứ vào tiêu chí của Thông tư số 116/2006/TT - BNN của Bộ NN& PTNT, tỉnh ta đến nay vẫn chưa có làng nghề và chưa có làng nghề  nào được cấp giấy chứng nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Các làng nghề của tỉnh những năm qua chủ yếu phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là hầu hết các cơ sở sản xuất thiếu vốn, trang thiết bị, công nghệ nghề dệt lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm mới, đa dạng. Bên cạnh đó, vấn đề liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất cùng loại chưa được coi trọng, chưa tạo ra được tính chuyên môn hoá trong sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Lao động trong các ngành nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, chưa được đào tạo kỹ thuật cơ bản, phần lớn truyền nghề bằng phương thức cầm tay chỉ việc nên còn lúng túng trong quá trình sản xuất.

 

Ông Nguyễn Văn Huy - Giám đốc trung tâm Khuyến công & tư vấn phát triển Công nghiệp tỉnh nhận định: Để thực hiện chủ trương phát triển làng nghề giai đoạn 2010 - 2015 mỗi huyện xây dựng ít nhất một làng nghề, tỉnh cần có chính sách khuyến khích, phát triển, đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, xử lý môi trường... Làng nghề và làng nghề truyền thống chỉ được bảo tồn, phát triển gắn với yếu tố đầu ra ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống người có nghề trước khi đề cập đến vấn đề thương hiệu, quảng bá thương hiệu sau khi làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận.

 

 

 

                                                                                         Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Xin chữ đầu năm - một tục lệ mang đậm nét văn hoá độc đáo
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển lãm tranh minh họa của Hàn Quốc

Ngày 12-2, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức triển lãm tranh minh họa của các hội viên Hiệp hội thiết kế tranh minh họa Hàn Quốc.Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm tranh minh họa theo hình thức đồ họa máy tính, giới thiệu sự phát triển của ngành đồ họa máy tính Hàn Quốc và những nét độc đáo, mới mẻ của nghệ thuật tranh minh họa hiện đại. Với chủ đề văn hóa Hàn Quốc, các họa sĩ có phong cách riêng trong hình thức thể hiện qua mỗi tác phẩm. Triển lãm còn trưng bày tranh của các họa sĩ Việt Nam như: Công Quốc Hà, Nguyễn Thế Duy và Nguyễn Văn Cường với các tác phẩm đồ họa in lưới, khắc gỗ và khắc thạch cao. Triển lãm sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người Việt Nam đối với mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc, đây cũng là dịp các họa sĩ đồ họa hai nước giao lưu trên lĩnh vực này. Triển lãm mở cửa đến ngày 16-2.

Phường Thái Bình tổ chức Hội xuân Tân Mão

(HBĐT)- Ngày 10/2, UBND phường Thái Bình (TP. Hoà Bình) đã tổ chức Hội xuân Tân Mão 2011. Đây là một trong những hoạt động văn hoá được tổ chức hàng năm trong những ngày đầu năm mới tại sân đình làng tổ 16 phường Thái Bình.

Khoảng 10.000 người tham dự lễ hội chùa Chanh, xã Vĩnh Đồng

(HBĐT)- Ngày 9/2 (mồng 7/1 âm lịch) đã diễn ra lễ hội chùa Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Thủ tướng chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức lễ hội

Ngày 9/2, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 162/CĐ-TTg về công tác quản lý và tổ chức lễ hội gửi thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nửa đêm xem “hét” giá, tắc đường ở chợ “âm phủ”

Khi trời về đêm, người dân từ khắp mọi nơi vẫn nghìn nghịt kéo về Nam Định trẩy hội và thăm thú một phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp một lần, phiên chợ độc đáo còn được người ta nhắc tới bằng cái tên: chợ “âm phủ”.

Xem “Đả chiến phá sông Ngân” - Lửa nghề thắp sáng cải lương

Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục