Duy trì và luôn tìm được nội dung mới cho hoạt động của Ngày thơ là sáng kiến chỉ đạo của Ban Chấp Hành Hội Nhà văn VN. Năm nay, nội dung đề ra: Kỷ niệm chẵn 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911-2011) và cũng chẵn 70 năm Bác Hồ về nước, lãnh đạo toàn dân giành độc lập và thống nhất đất nước.

 

Dường như mỗi tỉnh thành đều tự có những sáng tạo riêng cho phù hợp với đặc điểm lịch sử và phong trào văn nghệ của địa phương mình. Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã đặt tên chương trình thơ năm nay là Từ thành phố này Người đã ra đi, điểm thực hiện ngay tại Bến Nhà Rồng (Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP. Hồ Chí Minh). Buổi chiều dành cho chương trình giao lưu của 15 câu lạc bộ thơ các quận, huyện, trường học… Ở một thành phố lớn trung tâm thứ hai của cả nước, các nhà thơ thành phố vẫn tự xác định: chương trình thơ không hướng tới trình diễn sôi động mà hướng tới tinh thần thi ca mang vẻ đẹp nhân văn đích thực, góp phần nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân thành phố (bản tin trên vanvn.net).

Thơ trên tường.

Ngày thơ tại thành phố cửa biển Hải Phòng năm nay đã tổ chức tại đền thờ vị tiến sĩ- nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn (vị tiến sĩ duy nhất của Hải Phòng thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Chương trình quy mô ngắn gọn nhưng thiết thực trên tinh thần đưa thơ đến với công chúng, nhất là bà con nông dân ngoại thành.

Ở Gia Lai, lần đầu tiên tổ chức được Ngày thơ thị giác. Những câu thơ hay được trình bày trên giấy dó, giấy croquis, giấy báo, nong, nia, gỗ, vải… được sắp đặt trong khuôn viên đẹp và rộng tới vài ha.

Phần lễ hội ở sân Thái Miếu (Hà Nội) năm nay có nghi thức đón đất từ quê Bác, đón nước từ đầu nguồn Pắc Bó. Chủ tịch Hội nhà văn VN Hữu Thỉnh nghiêm cẩn đón hộp  đất và hai cóng nước đặt lên đài danh dự, phía sau ông là 50 cô sinh viên áo dài đỏ làm nền. Cũng ở phần nghi lễ có cuộc cắt băng phát hành tập thơ Người đi tìm hình của nước do các nhà thơ viết về Bác từ nhiều năm nay. Nhà thơ đầu tiên đọc thơ ở sân truyền thống là… nhà thơ Chế Lan Viên, ông đọc bài Người thay đổi đời tôi… qua băng ghi âm. Cử tọa chợt nhớ loạt tượng bày phía trước sân Thái Miếu, những nhà văn nhà thơ được Giải thưởng Hồ Chí Minh dưới hình thức tượng hẳn cũng đang lắng nghe thơ ông. Chỉ tiếc có một vài chân dung mà những học trò của các ông trước đây cũng không nhận ra thầy nếu không nhìn chữ đề bên dưới!

Thả thơ tại Ngày thơ Việt Nam (Hà Nội).

Sân thơ trẻ được đổi tên (hay nâng cấp) thành Sân thơ hiện đại?

Tôi thấy một vài gương mặt ở sân thơ này xứng đáng với cách gọi nhà thơ hiện đại! Còn trẻ gì nữa một Mai Văn Phấn mải mê cách tân qua từng thập kỷ, nay quyết liệt mới với bầu trời không mái che! Cần nâng cấp gì nữa một Nguyễn Bảo Chân có thơ hay từ tập thơ đầu, đến tập thơ mới nhất Những chiếc gai trong mơ cô tự dịch thơ mình ra tiếng Anh, được bạn thơ nước ngoài trọng thị! Thường ngày, họ là những cây thơ lặng lẽ vạm vỡ giữa rừng cây…Nguyễn Phan Quế Mai xuất hiện cùng lúc ở hai giải thưởng thơ, như để chứng minh thơ được giải của mình không phải hiện tượng một bài. Cởi gió của cô có bản lĩnh vững của một nhà thơ chuyên! Tập thơ mới của Vi Thùy Linh tôi chưa kịp  đọc, nhưng bất chợt được vài câu Linh thực hiện khi trình diễn: Chỉ khi ngủ người ta không diễn… Anh đừng tìm Prômêtê khi tôi đã lửa thì Vi Thùy Linh đã tự biểu hiện mình đúng với cá tính!... Danh hiệu mới của sân thơ này đã bật sáng một góc thi đàn như bật sáng một niềm tin ở tương lai thơ Việt!

Sân chơi của các câu lạc bộ thơ lần đầu được tập hợp. Ít ra đó là sự xác nhận những người yêu thơ kiên trì ưu tú từ hàng nửa thế kỷ. Phần thưởng của họ ở ngay những câu thơ hồi hộp đọc, chia sẻ vui buồn với bạn thơ…  

        

                                                                             Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Cảnh trong phim
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Duy trì và phát triển 327 CLB gia đình phát triển bền vững

(HBĐT)- Hoạt động phòng - chống bạo lực gia đình, công tác tuyên truyền, triển khai Luật Phòng - chống bạo lực gia đình đang tiếp tục được ngành Văn hoá và các địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Lên đồng tiếp tục được đưa ra “mổ xẻ”

Lên đồng – nghi thức còn nhiều tranh cãi trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của Việt Nam sẽ được đem ra mổ xẻ và phân tích, trong một cuộc hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào ngày 23.2 tới đây tại Hà Nội.

Thể hiện mối quan hệ gia đình qua “Gia phả +”

"Gia phả +" là triển lãm tranh của hoạ sĩ Trần Hoàng Sơn đang được trưng bày tại Art Việt Nam Gallery (số 7 Nguyễn Khắc Nhu, Hà Nội). Vượt ra ngoài ý nghĩa của một triển lãm tranh chân dung, "Gia phả +" còn là cách nhìn về tính ổn định trong mối quan hệ của những cộng đồng người.

Tiết lộ mới về hồ sơ danh họa nổi tiếng Caravaggio

Bốn trăm năm sau cái chết của Michelangelo Merisi, nổi tiếng với tên Caravaggio (1571-1610), các hồ sơ hình sự của cảnh sát về cuộc đời của ông vừa được công bố với những phát hiện mới đáng chú ý.

Vợ nhà văn L.N.Tônxtôi viết về đại thi hào

Tháng 9/1862, Xônia Berx - cô gái 18 tuổi con một bác sĩ phục vụ ở Điện Kremli đã làm vợ nhà văn Lev Nicôlaevich Tônxtôi vừa tròn 34 tuổi. Lúc này Tônxtôi đã nổi tiếng trong giới văn học Nga, nhưng người vợ trẻ của ông cũng là một nhân cách khác thường. Bà đã trở thành không chỉ là mẹ của một đàn con mà còn là người trợ giúp đắc lực cho sự nghiệp văn chương của chồng.

Những người không có quan niệm tháng ăn chơi

(HBĐT) - Xưa, trong dân gian Việt Nam có câu “ tháng giêng là tháng ăn chơi”, bởi theo nông lịch, nông dân đã lo xong việc cày cấy, còn người dân thành thị lo việc đi lễ cầu may hoặc thưởng thêm cho mình những ngày nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm lụng vất vả. Nhưng nay, đa số người dân không còn quan niệm “tháng ăn chơi” mà họ đã bắt tay ngay vào công việc thường ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục