Gia đình chị Hà Thị Ngọ xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.
(HBĐT)- Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn. Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành – Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.
Xóm Văn hiện có 92 hộ với 369 khẩu, chủ yếu là bà con người dân tộc Thái. Theo những tài liệu mà các cụ cao niên trong xóm còn lưu giữ, xóm Văn được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIV, nguồn gốc người Thái ở đây là di cư từ Bắc Hà (Trung Quốc) xuống. Do đó, xóm Văn có những bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của người Thái đã được lớp lớp thế hệ con cháu lưu giữ lại như hoạt động Xên bản mỗi năm một lần, làm cơm mới (tức là chin kháu mờ) và một số phong tục truyền thống trong lễ cưới, tang ma. Từ những năm 2000 lại đây, nhân dân xóm Văn đã cùng đoàn kết chung tay xây dựng đời sống mới. Năm 2001, xóm đã xây dựng hương ước thôn bản và được UBND huyện Mai Châu phê duyệt, công nhận. Ngoài ra, hương ước của họ Hà và họ Lò được xây dựng từ năm 1999 tiếp tục thực hiện.
Hương ước KDC được xây dựng là tiền đề trong xây dựng đòi sống văn hoá mới. Ngày nay, lễtết được tổ chức trang nghiêm, giảm bớt, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu mê tín dị đoan như ốm đau đến bệnh viện khám - chữa bệnh. Ma chay có ban tang lễ điều hành, không để người quá cố trong nhà quá 48h. Việc cưới diễn ra vui vẻ, không thách cưới, tổ chức liên hoan tuỳ điều kiện của hai bên gia đình. Các phong trào như văn hoá, giáo dục được phát triển, con cháu trong độ tuổi đều được đến trường, nhân dân được quan tâm khám - chữa bệnh theo định kỳ. Hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, tạo đời sống lành mạnh. Cơ sở hạ tầng KDC được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá đến 100% hộ gia đình. Phong trào tự quản môi trường duy trì góp phần làm cho đường làng ngõ xóm thường xuyên được vệ sinh, có khu xử lý rác tập trung, bể nước sinh hoạt cộng đồng…. KDC không có tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được hạn chế.
Với phương châm “xây dựng đời sống văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc truyền thống”, hiện nay, 100% gia đình người Thái của bản Văn đều đang ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Cả xóm có 91 hộ người Thái có tới hơn 70 hộ vẫn còn giữ được khung cửi, duy trì dệt thổ cẩm. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái vẫn được các bà, các mẹ, chị thường xuyên sử dụng. Những món ăn truyền thống như các món đồ, luộc…được lưu giữ ngay trong bữa cơm của mỗi hộ gia đình. Đặc biệt, tập quán ăn tết cơm mới vẫn được các hộ gia đình lưu giữ. Khi thu hoạch vụ chiêm hoặc vụ mùa, các hộ gia đình tổ chức ăn cơm mới để cầu may và mừng ngày mùa thắng lợi. Sau khi cúng xong, gia đình gói gói cơm nếp kèm theo muối trắng cho con trâu hoặc bò ăn trước để trả công cày, bừa, sau đó lấy một nắm xôi cho con chó trong nhà ăn với ý nghĩa lấy đi phần rủi ro của gia đình. Sau đó mới bày mâm cỗ mời anh em, họ hàng, làng xóm đến mừng sang vụ mới được mùa nhiều hơn năm cũ.
Năm 2002, xóm Văn được đạt “Làng văn hoá”, từ đó đến nay, xóm đã giữ vững được danh hiệu này 8 năm liền và là một trong số những làng văn hoá tiêu biểu của huyện Mai Châu. Xóm có 83/92 hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá (chiếm tỷ lệ 90%), trong đó có 39 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục. Thu nhập bình quân của xóm đạt 12 triệu đồng/người/năm, toàn xóm chỉ còn 5 hộ nghèo.
Dương Liễu
“Việt Nam có rất nhiều nhà văn, tác phẩm văn học nổi tiếng nhưng lại ít được bạn bè quốc tế biết đến. Bởi từ trước đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra quảng bá “mặt hàng này” một cách có hệ thống. Đây là điều thiệt thòi lớn đối với nền văn học Việt Nam”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.
Kỷ niệm 80 năm ngành tranh biếm họa, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đang có triển lãm "Biếm họa Việt Nam" của họa sĩ Lý Trực Dũng. Những bức tranh không chỉ mang tới tiếng cười cho người xem mà còn tái hiện cả thời cuộc, lịch sử đất nước trong 80 năm qua.
Trên thị trường du lịch nở rộ như hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín cũng xuất hiện không ít công ty "chui" hút khách bằng việc tung ra những chùm tour với giá siêu rẻ. Sau hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Nữ hoàng (AZ Queen), đơn vị tổ chức tour cho đoàn khách nước ngoài bị chìm tàu tại Vịnh Hạ Long khiến 12 người tử nạn vừa qua, một lần nữa tiếng chuông cảnh báo về chất lượng các tour du lịch giá rẻ lại được gióng lên.
“Saigon Yo” là câu chuyện nhỏ về thế giới sống động của những người trẻ đam mê hip-hop trong thành phố Sài Gòn sôi động. Bộ phim theo dự kiến ra mắt thế giới (World Premiere) trong tháng 3/2011 tại LHP châu Á quốc tế San Francisco (SFIAAFF).
(HBĐT) - Ngày 18/3, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) tổ chức hội nghị tổng kết phong trào năm 2010 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng BCĐ phong trào, cùng lãnh đạo, đại diện một số sở, ban, ngành.
(HBĐT) - Lễ hội là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt từ thời xa xưa. Ngày nay, KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng ngày càng cao, nhiều lễ hội được khôi phục. Thời gian tổ chức lễ hội nhiều nhất trong năm thường vào mùa xuân. Hàng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, trong làng, ngoài xã lại nô nức với lễ hội đầu xuân. Tuy nhiên, cùng với khôi phục, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội còn nhiều vấn đề quan tâm.