Làng dân tộc Chơro thuộc địa phận tổ 8, ấp 1, xã Hắc Dịch, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng bào ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Cuộc sống cộng cư nên bản sắc văn hóa của họ đang dần mai một. Thấy rõ thực trạng ấy, những người có tâm huyết với bản làng như anh Dương Văn Củng không khỏi lo lắng. Hơn 10 năm trước chàng trai trẻ ấy đã khăn gói ra đi "tầm sư, học đạo". Khi trở về quyết tâm khôi phục và gìn giữ bản sắc văn hóa của bản làng mình.

 

Hun đúc "lửa" đam mê từ tuổi thơ nghèo khó

Con đường trải nhựa phẳng lì chạy tận vào khu làng dân tộc, hai bên đường là những rẫy mì đang độ thu hoạch, những cây điều trĩu bông, thấp thoáng những ngôi nhà cấp 4 lợp mái tôn do Nhà nước hỗ trợ xây dựng theo chính sách tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, vẫn còn thơm mùi vữa. Không khó khăn để hỏi đường vào nhà anh Dương Văn Củng. Tiếp chúng tôi, anh Củng hào hứng kể chuyện đời tư lẫn công việc mình đang làm vì cộng đồng…

Là con thứ 5 trong một gia đình có 8 anh chị em, tuổi thơ của Củng là những tháng ngày thiếu thốn; bữa đói, bữa no. Lên chín tuổi mới được đi học, mười tuổi mồ côi mẹ khiến tuổi thơ của anh càng thêm cơ cực. Mấy anh, chị của Củng học hết lớp 4 thì nghỉ, đi làm nuôi các em. Gia cảnh khó khăn, người cha buộc lòng phải cầm cố mảnh đất tổ tiên để lại, và bắt anh nghỉ học. Nhưng cậu bé ấy đã nói với cha rằng: "Con sẽ tự đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền ăn học!".

Nói là làm, mười tuổi Củng đã phải đi lượm ve chai, lên rừng hái lá sâm, đào củ bán, mùa đến thì đi mót đậu, bắp trên nương kiếm thêm tiền ăn học. Củng kể, Cha của anh chính là một nghệ nhân đàn Goong K'la và thuộc rất nhiều truyện cổ, hò vè, hát lối... Sau này, vì những lo toan cuộc sống mà phải gạt bỏ niềm đam mê nghệ thuật. Nhưng mỗi khi có khách quý tới chơi ông vẫn mang đàn ra biểu diễn, nghe tiếng đàn của ông, thường thì ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

Anh Dương Văn Củng và bộ chiêng quý đang lưu giữ tại Nhà văn hóa xã Phước Bình.

Không biết có phải được thừa hưởng từ người cha, mà ngay từ nhỏ Củng đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Anh thuộc rất nhiều những điệu múa dân gian như: Chim bay, đi hội, cúng thần, cây bông… và nhiều câu hát, truyện cổ do người cha truyền lại. Nhiều người thấy anh có năng khiếu, lại có niềm đam mê nên động viên gia đình cho anh đi học, giỏi cái chữ sau này sẽ có điều kiện phát huy tài năng. Nhưng vì quá nghèo, anh phải gác lại niềm đam mê ấy. Tiếp tục những ngày tháng lên nương làm mướn. Anh bảo: "Tuy không được đi học tiếp nhưng những ngày đi làm ấy đã giúp mình sáng tạo ra nhiều bài múa như: Trỉa bắp, bẫy chim…". Và chính tuổi thơ nghèo khó đã hun đúc cho Củng một ý chí quyết tâm thực hiện niềm đam mê.

Năm 1995, cơ may lớn đã đến với anh khi được địa phương tạo điều kiện cho đi học tại Trường dân tộc nội trú Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở đây, anh vừa học văn hóa, vừa tích cực tham gia họat động văn hóa, văn nghệ của trường. Thành tích đầu tiên là giải nhất hội thi hát văn các Trường Dân tộc nội trú (DTNT) tổ chức tại Sông Bé (cũ) vào tháng 7/1995.

Bằng một sự nỗ lực, vừa học vừa sáng tạo chỉ sau một năm anh đã trở thành trụ cột không thể thiếu của đội văn nghệ trường. Cũng tại ngôi trường này Củng đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của nhiều thầy, cô giáo trong đó có thầy Đào Phước - nghệ nhân, Nhà giáo ưu tú. Anh đã cùng thầy dàn dựng nhiều chương trình và gặt hái nhiều thành công.

Điển hình là giải ba cuộc thi các Trường DTNT toàn quốc tổ chức tại Bắc Giang (2008)... Rồi các cuộc thi cấp tỉnh, các hội thi giao lưu văn nghệ giữa huyện Long Thành và huyện Châu Đức, giải nào anh cũng có mặt và có thành tích. Tuần nào anh cũng có suất diễn tại các nhà văn hóa xã: Ngãi Giao, Hắc Dịch, Bồ Chinh…

Giở xấp giấy khen đã bạc màu của tỉnh, của huyện anh giành được trong các cuộc thi, giọng anh run run xúc động: "Nếu không được học ở Trường DTNT tỉnh có lẽ tôi không được như ngày hôm nay. Nhờ đi diễn mà tôi đã có dịp ra Hà Nội viếng thăm lăng Bác", Củng khoe với chúng tôi.

Nặng lòng với con em đồng bào Chơro

Đi nhiều, biểu diễn nhiều nơi, đóng góp nhiều thành tích cho phong trào văn hóa, văn nghệ huyện nhà nhưng khi nhìn lại quê hương mình anh không khỏi xót xa... Anh thấy mình phải có trách nhiệm vực dậy phong trào văn nghệ của làng, vừa là gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, vừa giúp bà con đỡ thiệt thòi.

Anh Dương Văn Củng đang dạy múa cho con em làng dân tộc Chrâu-jo.

Vậy là anh phải từ chối nhiều lời mời hợp tác với các đơn vị bạn để chuyên tâm vào dạy múa, dạy hát cho lớp trẻ ngay tại nhà mình. Khóa học đầu tiên sau gần một năm dưới sự dìu dắt của anh đã "ra nghề", thỉnh thoảng đi biểu diễn ở các hội thi, những đêm hội làng phục vụ đồng bào. Mới đây, một lớp hơn chục học viên được mở, ban ngày tới trường học chữ, buổi tối học múa.

Anh dạy mà không nhận một đồng thù lao, anh bảo: "Nhà mấy đứa nghèo lắm, mình không lỡ lấy tiền, chỉ mong bọn trẻ có ý thức học hành chăm chỉ. Mình đi diễn đây đó thì được tiếng tăm cho bản thân, nhưng sau này sẽ không có ai nối nghiệp, nên chỉ bảo thế hệ đi sau cũng là trách nhiệm của mình". Nhìn các em hăng say tập luyện, tôi hiểu rằng anh đang góp công rất lớn trong việc khôi phục những làn điệu múa dân gian của dân tộc.

Đồng bào Dân tộc Chơro đã có chữ viết từ năm 1973, do Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục - Đào tạo xuất bản. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, những tư liệu ấy bị thất lạc và đồng bào chỉ có tiếng nói mà không có chữ viết. May thay, còn một số bản vẫn được lưu giữ, người trong làng tín nhiệm giao lại cho anh và cử anh đi học một khóa tập huấn do ngành Giáo dục đào tạo địa phương tổ chức. Nhờ vậy  mà anh có tư liệu để truyền đạt cho lớp trẻ. "Nhờ khôi phục lại được chữ viết, chắc chắn nhiều người dân Chơro ở đây sẽ được tiếp xúc với nền văn hóa tri thức", Củng khẳng định với chúng tôi.

Dạo này anh rất bận, ngoài việc dạy múa bên Nhà văn hóa xã Phước Bình, xã Hắc Dịch, anh đang cùng với nghệ sĩ Hoàng Quý làm biên đạo múa cho chương trình văn nghệ. Anh luôn tâm niệm một điều: Mong muốn mọi người có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.

Nói như lời nhận xét của bác Dương Văn Thành, Bí thư ấp 1, xã Hắc Dịch: "Củng là một người hết lòng với quê hương, một trong những người tiến bộ nhất của tộc người Chrâu-jo ở đây. Nhờ có Củng mà những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chơro ở đây không bị mai một, để lớp trẻ thêm yêu văn hóa của dân tộc mình…"

                                                          Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gia đình chị Hà Thị Ngọ xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.
Một cảnh diễn xướng trong chương trình
Không có hình ảnh

Ấn tượng và trang nghiêm Lễ tế Xã Tắc tại Huế

Tối 20/3, (nhằm ngày Giáp Tuất 16/2, năm Tân Mão), lễ tế Xã Tắc được tái hiện lần thứ tư tại Huế. Đây là lễ tế có từ thời Nguyễn, tổ chức vào mùa xuân và được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau Lễ tế Nam Giao), với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Phim "Đừng đốt" và "Chơi vơi" trình chiếu tại Pháp

Trong khuôn khổ ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3, liên hoan phim "Du lịch qua những bộ phim" đã được tổ chức từ ngày 17 đến 20/3 tại Khu ký túc xá quốc tế Đại học Paris với sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả Pháp và sinh viên quốc tế.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới - muộn còn hơn không

“Việt Nam có rất nhiều nhà văn, tác phẩm văn học nổi tiếng nhưng lại ít được bạn bè quốc tế biết đến. Bởi từ trước đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra quảng bá “mặt hàng này” một cách có hệ thống. Đây là điều thiệt thòi lớn đối với nền văn học Việt Nam”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.

Biếm họa Việt Nam: Cười mà nghĩ

Kỷ niệm 80 năm ngành tranh biếm họa, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đang có triển lãm "Biếm họa Việt Nam" của họa sĩ Lý Trực Dũng. Những bức tranh không chỉ mang tới tiếng cười cho người xem mà còn tái hiện cả thời cuộc, lịch sử đất nước trong 80 năm qua.

Chọn tour du lịch giá rẻ: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Trên thị trường du lịch nở rộ như hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín cũng xuất hiện không ít công ty "chui" hút khách bằng việc tung ra những chùm tour với giá siêu rẻ. Sau hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Nữ hoàng (AZ Queen), đơn vị tổ chức tour cho đoàn khách nước ngoài bị chìm tàu tại Vịnh Hạ Long khiến 12 người tử nạn vừa qua, một lần nữa tiếng chuông cảnh báo về chất lượng các tour du lịch giá rẻ lại được gióng lên.

“Saigon Yo” - câu chuyện nhỏ về thế giới người trẻ

“Saigon Yo” là câu chuyện nhỏ về thế giới sống động của những người trẻ đam mê hip-hop trong thành phố Sài Gòn sôi động. Bộ phim theo dự kiến ra mắt thế giới (World Premiere) trong tháng 3/2011 tại LHP châu Á quốc tế San Francisco (SFIAAFF).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục