“Ca trù - Singing house” là CD chung đầu tiên của hai tên tuổi trong làng ca trù hiện nay: Danh cầm Nguyễn Phú Đẹ và ca nương Phạm Thị Huệ. Tác phẩm này có thể coi như một bông hoa hiếm hoi của những người yêu nghệ thuật truyền thống, trao tặng cho khán thính giả.
CD bao gồm 6 bài: Thét nhạc (thơ cổ), Gửi thư (thơ cổ), Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ), Giai nhân nan tái đắc (Cao Bá Quát), Phận hồng nhan (Cao Bá Quát), Tràng An hoài cổ (Cao Bá Quát). Ý tưởng về CD này được Phạm Thị Huệ ấp ủ từ 5 năm trước. Tuy nhiên, ý tưởng này đã phải tạm gác lại để dành toàn bộ thời gian và công sức cho việc phát triển Giáo phường ca trù Thăng Long.
Tháng 5.2009, ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ mới vào phòng thu. Có thể coi “Ca trù - Singing house” là thành quả tài năng và vật chất mà Phạm Thị Huệ đã chắt chiu trong gần 6 năm gắn bó với ca trù. Chị nói vui: “Phải nhịn ăn để có tiền làm đĩa đấy! Ăn chay mà, vừa khỏe, vừa tiết kiệm”. Bên cạnh nỗ lực bản thân, thầy trò ca nương Phạm Thị Huệ cũng nhận được sự hỗ trợ từ những người bạn biết trân trọng nghệ thuật để thực hiện CD này.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ (1923), sinh tại Tứ Kỳ (Hải Dương) trong một gia đình 5 đời ăn trùm tổng 2 huyện (cả cha và mẹ đều là ca nương, kép đàn nổi tiếng trong vùng). Hiện nay đã ngoài 88 tuổi, nhưng ông vẫn đàn vững những kỹ thuật thượng đẳng. Đặc biệt hơn, ông là kép đàn duy nhất còn có thể đeo đàn đứng hát trong nghi lễ hát ca trù cửa đình. Ông được Hội Văn nghệ dân gian VN phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào ngày 11.1.2006.
Phạm Thị Huệ đến với ca trù sau cuộc gặp gỡ với nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc tại Bích Câu đạo quán năm 2001. Tháng 10.2005, Phạm Thị Huệ được anh Nguyễn Khắc Hiệp giới thiệu, đưa xuống Hải Dương, gặp nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ xin học đàn đáy. Đàn theo được thầy ngay từ lần đầu tiên cầm đến cây đàn đáy, Huệ nhanh chóng được danh cầm nhận làm học trò.
Mãi tới cuối năm 2005, danh ca Nguyễn Thị Chúc mới xiêu lòng trước niềm đam mê ca trù của Phạm Thị Huệ và nhận chị làm đệ tử chân truyền. Ngày 28.5.2006, Phạm Thị Huệ đã được 2 thầy của mình là nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đồng ý cho tổ chức lễ mở xiêm y - lễ tốt nghiệp dành cho ca nương đầu tiên được khôi phục trở lại của làng ca trù sau hơn nửa thế kỷ vắng bóng. Hiện nay, Phạm Thị Huệ là đào đàn (có thể vừa đàn vừa hát) duy nhất của làng ca trù được các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu thừa nhận.
Theo Báo Laodong
(HBĐT)- Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn. Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành – Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.
Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".
Năm nay sẽ có khoảng 20 dự án phim nội được bấm máy và ra rạp. Trong số này, có đến 8 phim thuộc thể loại hành động. Chưa biết chất lượng của chúng ra sao, có trụ nổi trước sự tràn lan đầy rạp của phim hành động Hollywood hay không nhưng đây có thể sẽ là cú hích lớn để thể loại phim hành động “Made in Vietnam” phát triển, tạo nên bộ mặt phong phú cho nền điện ảnh nước nhà.
Tối 20/3, (nhằm ngày Giáp Tuất 16/2, năm Tân Mão), lễ tế Xã Tắc được tái hiện lần thứ tư tại Huế. Đây là lễ tế có từ thời Nguyễn, tổ chức vào mùa xuân và được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau Lễ tế Nam Giao), với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong khuôn khổ ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3, liên hoan phim "Du lịch qua những bộ phim" đã được tổ chức từ ngày 17 đến 20/3 tại Khu ký túc xá quốc tế Đại học Paris với sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả Pháp và sinh viên quốc tế.
“Việt Nam có rất nhiều nhà văn, tác phẩm văn học nổi tiếng nhưng lại ít được bạn bè quốc tế biết đến. Bởi từ trước đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra quảng bá “mặt hàng này” một cách có hệ thống. Đây là điều thiệt thòi lớn đối với nền văn học Việt Nam”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.