Diễn viên Trần Hoàng (phải) vai người cha trong vở Con muốn đến trường - Ảnh: H.Điệp
Cuối tháng 3 đầu tháng 4-2011, dự án "Ðừng đợi đến ngày mai" tiếp tục biểu diễn tại các trường đại học trên địa bàn miền Trung. Sau thành công của Steoro man, đây là dự án kịch tương tác thứ hai của Ðoàn kịch 3 (Nhà hát Tuổi Trẻ) với sự tham gia của cả người có HIV.
Ðạo diễn Bùi Như Lai - người thực hiện chương trình - chia sẻ về thành công của vở diễn tại các trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM trong thời gian qua.
* Ðưa người có HIV lên sân khấu diễn chung cùng các diễn viên trong đoàn, anh thấy hiệu quả sự thể nghiệm này thế nào?
- Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi có tìm hiểu về cuộc sống cũng như điều kiện sinh hoạt của những người có HIV thông qua mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng. Lúc đầu họ là những khán giả ngồi xem chúng tôi diễn, đến khi giao lưu thì họ giúp chúng tôi trả lời những câu hỏi hóc búa của các sinh viên. Sau đó, một thành viên trong mạng lưới đã tham gia biểu diễn cùng chúng tôi. Có nhiều câu chuyện cảm động sau những buổi diễn.
Hồi cuối năm 2010, trong buổi biểu diễn tại một trường đại học ở TP.HCM, có bạn sinh viên lên nắm tay diễn viên đặc biệt của chúng tôi và nói lời xin lỗi bởi đã hiểu không đúng về người có HIV. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để những người trẻ không còn kỳ thị những bệnh nhân HIV nữa.
Đạo diễn Bùi Như Lai - Ảnh: H.Điệp |
* Tại sao các anh lại hướng đến lớp khán giả là thanh niên mà không phải các đối tượng khác?
- Trước nhất, bởi họ là những người trưởng thành, những người có tư duy mở và dễ tiếp nhận mọi thông tin của cuộc sống. Tuy nhiên, chính họ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu chẳng may bị nhiễm căn bệnh này. Thế nhưng, phần lớn sinh viên vẫn chưa hiểu thật sự đúng về HIV trong khi trong cộng đồng có rất nhiều người vô tình bị mắc bệnh.
Nhiệm vụ của chúng tôi là thông qua một vở kịch ngắn, chứng minh cho các bạn trẻ thấy HIV không khủng khiếp như nhiều người nghĩ. Thế giới coi đó là một căn bệnh truyền nhiễm và chúng ta có thể phòng được, thậm chí người có HIV hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh.
Dự án kịch tương tác của Ðoàn kịch 3 Nhà hát Tuổi Trẻ nhận được sự hỗ trợ từ PETA (Tổ chức Nhà hát giáo dục Philippines) và PEPFAR (Chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Hoa Kỳ). Sau khi lưu diễn phục vụ miễn phí sinh viên các trường đại học tại Hà Nội và TP.HCM (cuối năm 2010), từ 28-3 đến 8-4 chương trình tiếp tục biểu diễn phục vụ sinh viên, thanh niên tại Kon Tum, Nghệ An và Thanh Hóa. |
Ngoài những câu chuyện được đề cập trên sàn diễn, các tình nguyện viên còn có những câu chuyện thực tế để kể. Ví như một thành viên của mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng là người không có HIV nhưng chị vẫn lấy chồng có HIV rồi sinh con và đến nay cậu con trai đã 13 tuổi rất khỏe mạnh. Chị ấy là người sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để có được hạnh phúc bằng sự hiểu biết của bản thân chứ không phải là những câu chuyện suông.
* Và các câu chuyện mà đoàn kịch mang đến cho sinh viên...?
- Là câu chuyện một ông hiệu trưởng nhận một cô bé có HIV vào trường và nhận sự phản đối kịch liệt của các phụ huynh; là một người phụ nữ đau khổ vì bị người yêu ruồng bỏ khi anh ta phát hiện mình có HIV, bao nhiêu năm xa nhau, đến khi người phụ nữ biết được lý do anh ấy ra đi chị đã than: Giá như chúng ta hiểu biết hơn... Câu nói cuối cùng của nhân vật trong tiểu phẩm ngắn ấy cũng là suy nghĩ của rất nhiều người khi xảy ra một việc đáng tiếc.
* Anh đã tiếp cận với HIV như thế nào?
- Trước, cũng giống nhiều người, tôi nghĩ HIV thật kinh khủng. Nhưng rồi tôi có một người bạn bị nhiễm bệnh, tôi đã đi tìm hiểu về căn bệnh thế kỷ này. Sau khi đầu quân vào đoàn kịch 3 và làm những dự án cộng đồng, tôi tiếp cận nhiều hơn với những người có HIV. Thông qua hình thức kịch, tôi đề cập khá nhiều thực trạng xã hội: đồng tính, ma túy, mại dâm... và bây giờ là HIV.
* Sau các trường đại học, các anh còn hướng đến đối tượng khán giả nào khác nữa?
- Cuối năm 2011 chúng tôi sẽ đến các khu công nghiệp và chế xuất để biểu diễn, ở đó có một lực lượng đông đảo công nhân đều đang ở tuổi trưởng thành nhưng lại ít có điều kiện tiếp cận các thông tin xã hội và giải trí.
Theo Báo Tuoitre
Với hạng mục nhạc sĩ của năm, nhìn vào danh sách đề cử năm nay, có thể thấy một ấn tượng chung đó là rất mới. Nhưng liệu những đóng góp của cá nhân những nhạc sĩ này cho làng nhạc Việt năm vừa qua đã đủ sức thuyết phục để nhận giải thưởng Cống hiến?
Làng dân tộc Chơro thuộc địa phận tổ 8, ấp 1, xã Hắc Dịch, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng bào ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Cuộc sống cộng cư nên bản sắc văn hóa của họ đang dần mai một. Thấy rõ thực trạng ấy, những người có tâm huyết với bản làng như anh Dương Văn Củng không khỏi lo lắng. Hơn 10 năm trước chàng trai trẻ ấy đã khăn gói ra đi "tầm sư, học đạo". Khi trở về quyết tâm khôi phục và gìn giữ bản sắc văn hóa của bản làng mình.
Theo trang web asianfilmawards.asia, được ba đề cử cho nữ diễn viên Rinko Kinkuchi (Naoko), giải quay phim cho Mark Lee Ping Bin và thiết kế trang phục Trần Nữ Yên Khê, Rừng Na Uy (Nhật Bản) đã giành giải quay phim xuất sắc ở Giải thưởng phim châu Á (Asian Film Awards) lần 5-2011 vừa trao tối 21-3 tại Hong Kong.
(HBĐT)- Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn. Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành – Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.
Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".
Năm nay sẽ có khoảng 20 dự án phim nội được bấm máy và ra rạp. Trong số này, có đến 8 phim thuộc thể loại hành động. Chưa biết chất lượng của chúng ra sao, có trụ nổi trước sự tràn lan đầy rạp của phim hành động Hollywood hay không nhưng đây có thể sẽ là cú hích lớn để thể loại phim hành động “Made in Vietnam” phát triển, tạo nên bộ mặt phong phú cho nền điện ảnh nước nhà.