Một tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam 
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Một tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 824/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam năm 2011 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Triển lãm lần này nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về du lịch quảng bá hình ảnh Việt Nam và Chương trình nhân năm hữu nghị Việt – Trung 2011.

 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh- Trung Quốc tổ chức chương trình lần này.

Theo kế hoạch, triển lãm sẽ được tổ chức từ ngày 10-17/4/2011. Tại triển lãm sẽ trưng bày khoảng 40 tác phẩm của hơn 30 tác giả là các họa sỹ có tên tuổi và các họa sỹ trẻ. Tác phẩm triển lãm là những tác phẩm chất lượng tốt, được sáng tác trong thời gian 5 năm trở lại đây, có nội dung ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, giao lưu, hợp tác văn hóa và thực hiện Hiệp định khung đã được ký kết giữa hai Chính phủ. Đồng thời phát triển việc giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm, tôn vinh giá trị truyền thống và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tranh sơn mài là một trong những nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi, phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre... và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn, sau cùng là đánh bóng tranh.

 

                                                                            Theo Báo ĐCSVN

 

Các tin khác

Bộ phim Long thành cầm giả ca Sự tôn vinh văn hóa Việt
Không có hình ảnh
Một số băng đĩa nhạc của ca sĩ đang bị “ách” lại vì tiền tác quyền
Không có hình ảnh

Người giữ gìn bản sắc văn hóa Chơro

Làng dân tộc Chơro thuộc địa phận tổ 8, ấp 1, xã Hắc Dịch, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng bào ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Cuộc sống cộng cư nên bản sắc văn hóa của họ đang dần mai một. Thấy rõ thực trạng ấy, những người có tâm huyết với bản làng như anh Dương Văn Củng không khỏi lo lắng. Hơn 10 năm trước chàng trai trẻ ấy đã khăn gói ra đi "tầm sư, học đạo". Khi trở về quyết tâm khôi phục và gìn giữ bản sắc văn hóa của bản làng mình.

Giải phim châu Á vinh danh Thái Lan và Hàn Quốc

Theo trang web asianfilmawards.asia, được ba đề cử cho nữ diễn viên Rinko Kinkuchi (Naoko), giải quay phim cho Mark Lee Ping Bin và thiết kế trang phục Trần Nữ Yên Khê, Rừng Na Uy (Nhật Bản) đã giành giải quay phim xuất sắc ở Giải thưởng phim châu Á (Asian Film Awards) lần 5-2011 vừa trao tối 21-3 tại Hong Kong.

Xóm Văn Xây dựng đời sống văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc truyền thồng

(HBĐT)- Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn. Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành – Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.

Đưa hầu đồng lên sân khấu - Một thể nghiệm đáng trân trọng

Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".

Năm 2011, bùng nổ phim hành động?

Năm nay sẽ có khoảng 20 dự án phim nội được bấm máy và ra rạp. Trong số này, có đến 8 phim thuộc thể loại hành động. Chưa biết chất lượng của chúng ra sao, có trụ nổi trước sự tràn lan đầy rạp của phim hành động Hollywood hay không nhưng đây có thể sẽ là cú hích lớn để thể loại phim hành động “Made in Vietnam” phát triển, tạo nên bộ mặt phong phú cho nền điện ảnh nước nhà.

Ấn tượng và trang nghiêm Lễ tế Xã Tắc tại Huế

Tối 20/3, (nhằm ngày Giáp Tuất 16/2, năm Tân Mão), lễ tế Xã Tắc được tái hiện lần thứ tư tại Huế. Đây là lễ tế có từ thời Nguyễn, tổ chức vào mùa xuân và được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau Lễ tế Nam Giao), với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục