Thung lũng Mai Châu trong sương sớm.

Thung lũng Mai Châu trong sương sớm.

(HBT) - Ngắm dòng sông Đà xanh ngọc bích đang vào mùa hạ, xe chúng tôi lại chuyển bánh hướng đến Mai Châu, nơi đây có trăm nóc nhà, xóm bản vẫn nép giữa trập trùng rừng núi dựng quanh. Vào cuối giờ chiều, nhà nào cũng có khói bếp lẫn vào sương mù từ núi cao. Những ánh lửa lọt qua kẽ liếp của mỗi nhà, ánh lửa thôi thúc, bập bùng giữa những điệu xòe nồng say của người Thái, đan quện với mùi thơm của nếp nương, xôi ngũ sắc.

 

Sau 2 giờ đồng hồ, chúng tôi vào nhà một người quen của anh trưởng đoàn, tôi giật mình thấy cô con gái của chị chủ nhà bạo dạn nắm lấy tay tôi kéo vào. ở nơi trang trọng nhất giữa nhà có kê một cái sạp tre kết bằng sợi mây, trên đó là mâm cơm dọn sẵn mời chúng tôi. Mọi người cùng ngồi xuống, chị chủ nhà nói chuyện với anh trưởng đoàn bằng tiếng Thái.

 

Bữa ăn bắt đầu bằng cách uống rượu. Khi uống rượu tiếp khách, chủ nhà bao giờ cũng đặt ở đầu mâm 2 chén con, gọi là chén nóng. Khi chủ và chúng tôi nâng chén đầu, trước khi uống đều rót vào chén nóng và rót xuống sàn chút rượu từ chén của mình để cho ma nhà, ma theo khách đến cùng hưởng. Sau đó, chủ nhà và chúng tôi “khép mơi lẩu” tức là hát mời rượu. Lời hát thường là hỏi thăm, chúc mừng điều tốt lành, chén rượu thành chén tình, chén nghĩa.

 

Sau lời giới thiệu của chị chủ nhà và anh trưởng đoàn phiên dịch tiếng Thái sang tiếng phổ thông, chúng tôi lại được thưởng thức món “khẩu tủm hì” và “khẩu cộp”. Đây là một kiểu bánh chưng được gói bằng loại gạo nếp ngon, nhân thịt lợn, đỗ xanh và gia vị. “khẩu tủm hì” gói tròn, dài rồi luộc  thành từng cặp đôi một. Còn “khẩu cộp” có hình giống bánh tẻ rồi buộc từng cặp với nhau như đôi tay khum khum giữ lửa, lá xanh bọc ngoài như núi rừng Tây Bắc tràn ngập sức sống diệu kỳ. Món ăn có ý nghĩa giống như truyền thuyết về bánh chưng, bánh dày gắn liền với Lang Liêu. Gạo là hạt ngọc quý trời ban tặng, thịt, đỗ, gia vị như muôn loài đang tràn đầy nhựa sống.

 

Chúng tôi nhấm nháp món măng đắng ngâm chua, thấy vị cay cay chua chua dịu sen cùng vị đắng. Hỏi ra mới biết người Thái Mai Châu lấy măng vầu thái mỏng rồi ngâm với nước hoa ban. Nhắc tới món ăn này, một chị người Thái kể cho chúng tôi nghe truyền thuyết về tình yêu của đôi bạn trẻ là chàng Khôm và nàng Ban xinh đẹp yêu nhau mà không lấy được nhau, chàng trai tuyệt vọng đã hóa thân vào măng vầu. Giờ đây, món ăn măng đắng ngâm chua này chứa chan dư vị ngọt ngào khiến người ta suy nghĩ có được nhiều thành công phải vượt qua nhiều gian nan, thử thách.

 

Bữa ăn có nhiều bát, chén, đĩa trước mặt, nào măng đắng, cá, thịt chim, thịt thú nhà nuôi, rau củ... đủ loại. Mỗi thứ một chút, chúng tôi nhận thấy khá nhiều màu sắc, hương vị của đặc sản nơi đây, đọc thấy cuộc sống còn mộc mạc, giản dị của những người làm ra bao món ăn này. Chúng tôi đọc thấy tâm tình hiếu khách thảo thơm chưa sách nào ghi lại. Vẫn vừa gắp thức ăn, vừa miên man suy nghĩ, mâm cơm có đặc sắc, có thân thương và chứa chan tình người ấm áp.

 

Mọi người vui cười xung quanh đống lửa đang cháy bập bùng, chị chủ nhà mang tới cho chúng tôi những ống cơm lam thơm lừng để chúng tôi mang về làm quà. Chúng tôi ngạc nhiên chưa hiểu hết rồi sau một phút vỗ mạnh vào trán mình... Phong tục, phong tục, đúng rồi mà là phong tục không thể xóa bỏ được và đã có từ ngàn đời.  Cho đến bây giờ, phong tục vẫn hiện hữu rạng ngời, không phải riêng đoàn chúng tôi mà những ai đã đến với vùng đất Mai Châu thân thương cũng sẽ được người dân nơi đay đón chào nồng nhiệt như thế.

 

Rời Mai Châu thấy nhớ biết bao vùng đất thấm đẫm tình người. Đặc sắc mà lặng lẽ, tinh tế mà giản dị. Chúng tôi chỉ biết thốt lên từ trái tim mình: Yêu lắm Mai Châu ơi! Hẹn ngày gặp lại!

 

        

                                                            Vũ Thanh Bình

                                                 (Tổ 12, P. Tân Thịnh - TPHB)

 

 

 

 

Các tin khác

Đội văn nghệ của phòng VH – TT huyện Yên Thủy biểu diễn văn nghệ trong ngày đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nữ thanh niên dân tộc Thái ở Yên Bái trình diễn múa truyền thống tại Festival.
Không có hình ảnh

Phòng - chống bạo lực gia đình - cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Cá biệt, tại xã Đông Lai (Tân Lạc), chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 2 vụ BLGĐ nghiêm trọng liên quan đến tính mạng con người. Những con số thống kê cho thấy, BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.

Festival biển Nha Trang 2011: Quá lệ thuộc nhà tài trợ

Festival biển Nha Trang 2011 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11-15.6, gồm hơn 60 nội dung hoạt động. BTC đã công bố chương trình tổng thể, phần lớn nội dung hoạt động phụ thuộc nguồn kinh phí “xã hội hoá”.

Bắn pháo hoa tại lễ hội du lịch ở Thanh Hóa và Nghệ An

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký văn bản cho phép UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Sầm Sơn và Lễ hội du lịch Cửa Lò 2011.

VTV ngưng chiếu Anh chàng vượt thời gian

Sau cuộc họp ngày 20-4, Ðài truyền hình VN (VTV) quyết định dừng phát sóng bộ phim Anh chàng vượt thời gian sau khi đã phát 18 tập của phần 1 (tập cuối cùng của phần này phát sóng tối 20-4).

Quang Dũng: “Tôi đã thấy đời mình ý nghĩa hơn”!

Tham gia chương trình Be Strong, Japan! của VietNamNet, ca sĩ Quang Dũng nói anh mong đêm nhạc thật ý nghĩa, nhận được nhiều đồng cảm, chia sẻ.

Hát ca trù trong lòng phố cổ

Như đã thành lệ, vào 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần tại đền Quan Đế (Hoàn Kiếm - Hà Nội), những người yêu ca trù trong đó có cả người nước ngoài lại được chìm đắm trong tiếng đàn nhuần nhụy, hòa cùng giọng hát mê đắm của các ca nương, kép đàn Giáo phường ca trù Thăng Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục