Di sản chỉ được vinh danh nhờ vào giá trị quý giá tự thân và chặng đường nỗ lực đề cử, hoàn tất hồ sơ và thuyết phục hội đồng tuyển chọn. Từ vốn quý của một quốc gia, di sản vươn mình qua biên giới và trở thành tài sản chung của cả nhân loại. Chỉ cách ứng xử văn hóa và thái độ trân trọng, nâng niu của chúng ta mới giúp những viên ngọc quý ấy tỏa sáng, trường tồn.

“Người chê đúng là bạn ta”

Ngày 16/10/2010, website của Phong Nha – Kẻ Bàng hân hoan thông báo về việc Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ VH,TT&DL ký trình hồ sơ gửi Tổ chức UNESCO công nhận khu vườn quốc gia này là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học”. Nhưng chỉ một ngày sau đó, Ngân hàng phát triển Đức đã gửi thư đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình phải hoàn trả phân nửa số tiền họ đã chi cho Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây với lý do: “Ban quản lý dự án đã không có những phản ứng hữu hiệu trước tình trạng đốt rừng và phát quang rừng tự nhiên ở vùng đệm như đã báo cáo”.  Số tiền 200.000 euro không quá lớn, nhưng lời cảnh báo của một tổ chức kinh tế về nguy cơ tổn thất ngay trong lòng di sản ấy rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Những ngày theo chân nhóm làm chương trình Vẻ đẹp tiềm ẩn sục sạo khắp vịnh Hạ Long, tôi có dịp trò chuyện với rất nhiều du khách nước ngoài. Họ trầm trồ vì vẻ đẹp diễm ảo, muôn hình vạn trạng mà bàn tay tạo hóa ban tặng cho vịnh biển này nhưng họ cũng lo lắng không ít về những vệt dầu thải ra của gần 500 tàu du lịch hoạt động ngày đêm loang khắp làn nước trong xanh, về những đám rác thải dập dềnh dạt vào rìa đảo đá từ sinh hoạt của hơn 600 hộ dân với khoảng 2.400 nhân khẩu đang sinh sống ngay trong lòng vịnh. Nhớ thời gian trước, sau khi nhận lời cảnh báo ô nhiễm của Unesco, Quảng Ninh đã phải cật lực dọn rác biển, phải chuyển cả cảng than từ Hòn Gai sang Cẩm Phả để có thể ở lại trong danh sách di sản.

Cuối 2010, chúng ta cũng đã từng bị sốc khi hai niềm tự hào Nha Trang và Mũi Né nằm ở phía cuối bảng xếp hạng 99 vịnh biển đẹp nhất do tạp chí National Geographic công bố. Cho dù ai cũng biết, lời nhận định có phần khó lọt tai ấy xuất phát từ thực trạng đáng báo động có thật khi vẻ đẹp hoang sơ, hấp dẫn của hai địa danh này đã bị che khuất  bởi hàng loạt những công trình xây dựng kiên cố, bất chấp sự phá vỡ cảnh quan thiên nhiên cũng như môi sinh, môi trường.

 Hát ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Chúng ta đã quen tai với những mỹ từ khen ngợi khi riêng Việt Nam sở hữu 1/10 số vịnh biển đẹp nhất thế giới. Rồi Tạp chí Forbes xếp Đà Nẵng vào top 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Thêm Hạ Long đứng thứ 6 trong top 10 điểm du lịch bằng thuyền tốt nhất thế giới – cũng do tờ Tạp chí vừa “phũ phàng” cho Nha Trang – Mũi Né rớt hạng bình chọn…

Tuy nhiên, vẻ đẹp trời cho không bền lâu vĩnh cửu. Sự phát triển ồ ạt các khâu resort, các nhà hàng – khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tư duy ăn xổi suốt dọc bờ biển từ Bắc chí Nam đã trở thành mối nguy cho cả cảnh quan lẫn môi trường. Đã có nhiều khách du lịch phải than rằng “những bãi biển đẹp nhất Việt Nam giờ chỉ dành riêng cho người giàu”. Câu nói đó không sai khi nhìn vào hệ thống du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp đang chễm chệ xếp hàng án ngữ toàn bộ những điểm đẹp nhất của mỗi địa danh du lịch biển. Và muốn hưởng thụ ở những nơi đó, du khách đương nhiên đều là người “nặng ví”.

Nói như ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, nên xem sự xếp hạng áp chót trên như một lời cảnh báo, nhắc nhở chúng ta cảnh giác trước những thay đổi chưa hợp lý trong phát triển du lịch dựa vào lợi thế biển.

 Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới.

Mấy ai hiểu ngọc quý chỗ nào!

Tôi đã từng đến Huế, vào Duyệt Thị Đường thưởng thức nhã nhạc cung đình. Tôi cũng từng lang thang nơi Thánh địa Mỹ Sơn, dầm mình trong làn nước nơi những vịnh biển đẹp nhất thế giới như Lăng Cô, Nha Trang, Đà Nẵng… rồi ngắm những tấm bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám gửi gắm bao điều cho muôn đời hậu thế, say mê với di tích phát lộ nơi Hoàng thành Thăng Long. Rồi ngẩn ngơ với những liền anh – liền chị quan họ giao duyên và đắm mình trong tiếng phách, ngón đàn, giọng hát đào nương ca trù.

Choáng ngợp - có, ngạc nhiên - có và lo lắng thật sự cũng có. Bởi dường như chúng ta đang quá tự tin vào danh hiệu khi sức hấp dẫn của chúng mặc nhiên thu hút lượng lớn khách du lịch, hút những dự án nước ngoài giúp bảo tồn và phát triển đổ tiền vào. Còn những vấn đề nổi cộm sau khi được công nhận như làm thế nào để có thể bảo tồn và phát  huy giá trị di sản một cách bền vững thì không nhiều người thực sự quan tâm.

Thứ nhất, danh hiệu không phải là vĩnh viễn. Mỗi sự công nhận đều đi kèm những tiêu chí rõ ràng, rành mạch. Những quốc gia may mắn có trong tay những viên ngọc quý đó phải đưa ra được một chương trình hành động thiết thực, liên tục để gìn giữ, kế thừa và phát huy di sản theo hướng ổn định, bền vững. Nếu sau một thời gian nhất định, những tiêu chí giúp công nhận – vì lý do khách quan hay chủ quan – biến mất, chương trình hành động không còn đi theo hướng đã cam kết ban đầu, Ủy ban giám sát đã đưa ra lời cảnh báo nhưng không được hồi đáp theo hướng tích cực, Unesco có thể đưa ra quyết định tước đi danh hiệu đó (có thời hạn hoặc vĩnh viễn). Trường hợp vịnh Hạ Long là một ví dụ minh chứng rõ rệt nhất.

Thứ hai, với các danh hiệu chủ yếu dành cho di sản phi vật thể (di sản tư liệu, di sản nhân loại…), sự công nhận của Unesco – ngoài giá trị tôn vinh còn ngầm gửi gắm thêm lời nhắc nhủ rằng đây đều là những vốn quý đang đứng trước nguy cơ vĩnh viễn biến mất, nếu không có những giải pháp và chiến lược gìn giữ lâu dài, chúng sẽ bị xóa sổ hoàn toàn; Rằng hãy nâng niu chúng từ bây giờ, để những thế hệ kế tiếp còn có cơ hội được “mắt thấy, tai nghe” chứ không phải chỉ đọc qua sách vở hay những thước phim tư liệu nhòe ố vì dấu ấn thời gian.

Vấn đề bảo tồn được không gian cùng các hình thức diễn xướng “nguyên thủy” của các loại hình nghệ thuật mới là điều đáng lưu tâm nhất. Bởi tách biệt khỏi không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, khỏi những già làng, nhà rông, những bản khan đầy âm hưởng hùng ca, cồng chiêng sẽ không còn sức sống. Bởi tách khỏi cái nôi văn hóa Kinh Bắc, mái đình Bắc Bộ, quan họ cũng chỉ còn “xác” không “hồn”…

Ca trù hồi sinh, các giáo phường, câu lạc bộ… nơi đào nương, kép đàn, quan viên hòa nhịp đào Hồng, đào Tuyết, Bắc phản… Tục kết chạ, kết bọn… quan họ được khôi phục. Nhã nhạc được biểu diễn, được truyền nghề… Những nghệ nhân dân gian được truyền thông đại chúng tung hô. Vấn đề truyền nghề ra sao, thế nào được đặt lên bàn nghị sự. Lật lại vấn đề, nếu di sản không được Unesco đóng con dấu bảo chứng, liệu sẽ có những động thái tích cực đến thế không?

Chỉ có điều, cho dù nỗ lực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho số đông người dân đã đạt được một số kết quả ban đầu nhưng để người chủ đích thực đang có ngọc quý trong nhà hiểu ngọc ấy quý ở chỗ nào thì con đường còn rất gian nan. Người dân chỉ thấy Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng có phong cảnh đẹp. Họ chỉ biết ca trù, quan họ, cồng chiêng, nhã nhạc… là những loại hình là lạ, cần thưởng thức một lần cho khỏi lạc hậu với đám đông. Còn giá trị địa chất, địa mạo, đặc điểm sinh thái làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng của Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng; giá trị thực sự mà tổ tiên truyền lại qua những hình thức diễn xướng kia thì rất ít người hiểu cho cặn kẽ. Hiểu rõ mới biết yêu, mới thấy cần nâng niu, gìn giữ. Nếu truyền thông không thể làm điều ấy, mọi chương trình hành động, mọi lời kêu gọi cũng chỉ dừng lại ở bề nổi mà thôi.   

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Di sản Thành nhà Hồ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc giữ gìn phát huy bản sắc làm nền tảng để xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Hòa chung dòng chảy CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở KDC" do T.Ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

Đến bảo tàng nghe ông bà kể chuyện

Bảo tàng thật, những câu chuyện thật, và ông bà cháu cũng thật sự là người trong nhà.

Ông Tư Dẫm “chịu chơi”

Mâm cơm nhà ông có bữa chỉ là rau luộc với vài quả trứng dầm nước mắm nhưng ông mãn nguyện vì không sống khác với lương tâm mình.

Chọn mua mì gói tại siêu thị

'Brave', bộ phim được coi là 'kỳ quan thứ 13' của Pixar, vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên, với bối cảnh là núi rừng hùng vĩ và cổ kính ở Scotland.

Phòng tai nạn mắt trẻ em - Khó hay dễ?

Nghỉ hè là dịp vui chơi thư giãn của trẻ em sau một năm học tập nhưng cũng là mối lo của toàn xã hội bởi tai nạn, nguy hiểm luôn rình rập các em bất cứ lúc nào. Mặc dù mới nghỉ hè được vài ngày nhưng đây đó đã có những tai nạn đáng tiếc với trẻ nhỏ. Một đêm trực ngay ngày đầu tiên nghỉ hè tại Bệnh viện Mắt Trung ương tôi đã phải chứng kiến và xử lý cho 4 em nhỏ bị tai nạn mắt, mỗi cháu một hoàn cảnh và hình thái tổn thương khác nhau.

Làm phim không khác gì chui vào giá treo cổ

"Khi bước vào làm phim, coi như đã bước lên đoạn đầu đài. Khi làm xong thì cũng có nghĩa hàng ngàn mũi tên bắn vào mình", Lưu Trọng Ninh - đạo diễn 'Khát vọng Thăng Long' nói về thách thức khi làm phim lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục