Nhớ lại tuổi thơ, tôi còn như thấy trước mắt mình ba tháng hè chầm chậm trôi qua với bao màu sắc và âm thanh kỳ diệu… Bắt đầu là những đốm lửa hoa gạo đầu làng rủ đàn sáo mỏ đỏ, mỏ vàng về bay líu tíu. Rồi cây gạo nở hết mình, hoa như cây đuốc đốt lửa rực trời hấp dẫn những cô bé, cậu bé tan lớp chạy về quanh cây chờ nhặt những bông hoa đầu tiên bầy sáo làm rơi từ trên trời, xoay tít tựa chiếc ngù xoay.
Chúng tôi giơ vạt áo ra hứng không cho hoa rơi xuống đất, lấy dây xâu thành chuỗi, mỗi đứa một xâu, ung dung đeo vào cổ ra về… Những ngày ấy, tiếng trống trường lạ lắm, nó không chỉ báo giờ học, giờ tan, mà từng tiếng như đang điểm cả khắc giây chờ đợi sang hè! Rồi lửa hoa trên cây gạo tàn dần, một sớm mai tới lớp, chúng tôi ngỡ ngàng tưởng chừng đêm qua có bàn tay nào đã đem những bông hoa lửa từ cây gạo nhóm sang cây phượng, đang thấp thoáng từng chấm đỏ, bừng lên như những que diêm vừa bật cháy. Dăm bảy ngày sau, lửa phượng bùng lên từng đám. Giữa tán lá xanh ngăn ngắt, hoa càng rừng rực như đám lửa hồng. Thế là mùa hè đã sang. Và buổi học cuối cùng bao hồi hộp đợi chờ đã đến. Ngồi trong lớp mà chúng tôi nhấp nhổm chờ nghe hồi trống tan trường… Tất cả như bầy chim được sổ lồng bay ra cùng trời xanh rực rỡ. Trên đời này có bao nhiêu đứa trẻ là có bấy nhiêu thứ trò chơi… Con dế trũi đã đợi ở bờ sông. Những ngọn cỏ gà đang đưa bàn tay ra vẫy… Bao trang vở cũ hóa cánh diều bay phấp phới dưới trời xanh. Những đoạn gỗ duối, gỗ ổi được ngả ra đẽo gọt thành những con cù vừa quay vừa ngủ giả vờ cho đến lúc chóng mặt ngã kềnh ra giữa tiếng cười reo, nắc nẻ… Những cô bé tập theo mẹ ngả chiếc mẹt con trước ngõ mở quán bán hàng. Những chiếc vỏ ốc xinh xinh được xếp thành mâm bát, cùng những nồi cơm, nồi canh buổi chiều chờ mẹ… Củ khoai lang vỏ tím thẫm giờ thành con lợn, sẵn sàng mổ thịt bày cỗ để mời bạn bè cùng ăn… Bạn nào có quê xa thế nào cũng được những ngày theo cha mẹ về thăm quê ngoại. Nhà ngoại cũng những bóng mát xanh xòa. Những quả na mở mắt trên cây như đang muốn tìm quen bạn mới. Trong hồn chúng em bắt đầu chạm những bâng khuâng thăm thẳm từ đâu khi được ngồi trên cỏ đếm sao! Buồn vui lòng người đã bắt đầu hình thành từ những ngày hè xa bạn, nhớ thầy. Biết bao cảnh sắc thiên nhiên từ bấy đã để lại những nét vẽ thần kỳ trong hồn ta thành những bức tranh quê suốt đời không bao giờ đổi thay phai nhạt…
Trẻ em thôn quê với trò chơi đánh khăng. |
Hôm nay, chừng như mới giữa tiết hè, tôi đang ngồi như chìm giữa cơn mơ của những ngày thơ đẹp đẽ có một không hai của những ngày xưa ấy thì bỗng từ ngoài ngõ, thằng cháu ngoại chưa đầy 8 tuổi cùng mấy đứa trẻ bạn vừa tan học về. Chiếc ba lô đựng sách to quá khổ đeo bên lưng làm chúng như lùn thấp xuống. Bỏ chiếc mũ trên đầu cho cháu, nhìn gương mặt đẫm mồ hôi nắng đỏ au mới thương chúng làm sao? Lại nhớ những mùa hè thần tiên của mình ngày xưa với ba tháng ròng tha hồ nghỉ ngơi chạy nhảy.
… Giờ chúng vẫn phải đến lớp học. Học quanh năm, học cả ngày, suốt cả mùa hè ròng rã… Mà nhiều người thấy con mình chẳng khá lên!… Ít người để ý đến điều rất cần thiết cho tuổi thơ của trẻ là chúng đã bị lấy mất đi cả những khoảng sống hồn nhiên quý báu không gì thay thế được như tuổi thơ chúng ta thuở trước.
Qua bài viết ngắn này, tôi muốn thay mặt những người cha, người mẹ có con đang đi học, gửi đến ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, những giáo sư, tiến sĩ chủ chốt của ngành đang giữ những trọng trách mở đường cho những lứa trẻ vào đời, đang vun trồng những ước mơ ngây thơ bắt đầu của trẻ. Chúng ta từng đi học, từng có những mùa hè thần tiên đẹp đẽ vào đời. Nó như mạch nước lành, như liều thuốc bổ đã nuôi sống cho ta bao ước mơ tươi sáng để làm người mà không gì thay thế được… Giờ làm sao có thể trả lại cho những lớp em thơ mùa hè, 3 tháng - 90 ngày, cho chúng lại được tha hồ vui chơi chạy nhảy. Với chúng sẽ là niềm hạnh phúc biết bao!
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân ở xã Quy Hậu và thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phản ánh và kiến nghị về việc một số cá nhân xây dựng cây hương trái phép tại khu vực cửa vào hang Bụt là di tích văn hóa được tỉnh công nhận năm 2008 và những bất cập trong hoạt động tâm linh của một số người là đại diện hội phật tử tại di tích văn hóa hang Bụt, khu 3 - thị trấn Mường Khến.
Thành nhà Hồ (Tây Đô) ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Bảy trăm năm đã qua rồi, bao phế hưng dâu bể đã qua rồi, bây giờ đến dưới chân Thành cổ, ngước nhìn bức tường đá vững chãi với những tấm đá to nặng hàng tấn ốp vào nhau, chúng ta nghĩ ngợi bao điều. Nghĩ ngợi về thành đá và thành lòng dân. Thành đá dẫu quý, nhưng không sánh được thành trong lòng dân. Nhà Hồ, như Nguyễn Trãi nói: “Trăm vạn người là trăm vạn lòng”.
Được lựa chọn từ hơn 200.000 bức tranh dự cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ 2011” do Bộ GDĐT VN phối hợp cùng Cty Honda VN tổ chức, 60 học sinh tiểu học - tác giả của những ý tưởng xuất sắc nhất đã bước vào vòng thi thứ hai (thi mô hình và thuyết trình lần thứ nhất) diễn ra tại TPHCM ngày 29.7 và tại Hà Nội ngày 30.7.
Các nhà khảo cổ Italy vừa khai quật được một bức tranh khảm trên tường có niên đại khoảng 2.000 năm tại thủ đô Rome, vẽ thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp, vây quanh là các nữ thần nghệ thuật.
Không biết từ bao giờ người ta vẫn nói “đi xem ca nhạc” dù rằng ca nhạc thì lý ra phải là đi nghe mới phải. Và có lẽ bởi “đi xem ca nhạc” mà dù có nhận được thông báo chính thức từ các nhân vật chính: Ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn... đầu tư mạnh tay về âm thanh nhằm tạo nhiều cảm xúc đi chăng nữa, thì nhiều khán giả đến để “xem” là chính, còn “nghe” là đương nhiên rồi.
Triển lãm Sài Gòn xưa tập hợp 60 bức ảnh tư liệu và một số tác phẩm mỹ thuật giới thiệu về các công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật và đời sống sinh hoạt của Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vừa khai mạc tại Bảo tàng TP.HCM (86 bis Lê Thánh Tôn, Q.1) chiều 29-7.