Một triển lãm lần đầu tiên trưng bày những cổ ngọc quý của Việt Nam có niên đại từ thời tiền - sơ sử, 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cho đến thời Lê- Nguyễn đã thu hút rất đông khách tham quan tại Hà Nội.

 

Triển lãm với tên gọi “Cổ ngọc Việt Nam” được khai mạc hôm qua 2.8 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Tràng Tiền – HN). Triển lãm lần này trưng bày khoảng 140 đồ vật làm bằng ngọc thuộc ba thời kỳ tiền-sơ sử, 10 thế kỷ đầu công nguyên và cổ ngọc Lê - Nguyễn. Những đồ vật làm bằng ngọc này được chế tác từ ngọc với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xanh, xanh thẫm, xanh ngả vàng.

Đáng chú ý trong triển lãm là cổ ngọc thời Lê- Nguyễn chiếm đa số, đây là số cổ ngọc được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận từ triều đình Huế sau Cách mạng tháng Tám 1945. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, vào thời Nguyễn, những người thợ thủ công Việt không chỉ đạt đến trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác ngọc, mà còn kết hợp khéo léo giữa ngọc với vàng, bạc, đồi mồi...  

Độc đáo nhất trong bộ sưu tập cổ ngọc thời Lê – Nguyễn này có thể kể đến các chủng loại có khắc minh văn như trên thẻ bài, phiến ngọc, nghiên mực có khắc thơ của vua Thiệu Trị; các bộ đồ trà chạm khắc hoa văn như ý, viên long, rồng đuôi xoáy, phượng hoàng, quả đào tượng trưng cho Phúc-Thọ... đều phổ biến trên nhiều loại cổ ngọc và trở thành đặc điểm nhận diện riêng của nghệ thuật cung đình Huế…

Ở phần cổ ngọc tiền-sơ sử bao gồm các loại công cụ, vũ khí, đặc biệt là đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, chuỗi hạt tìm được trong các di chỉ văn hóa khảo cổ học như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở các tỉnh phía Bắc; văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo ở các tình miền Trung, miền Nam.

Ở phần cổ ngọc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên giới thiệu tới công chúng các đồ ngọc thường xuất hiện trong các ngôi mộ gạch có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III bao gồm các loại hình gắn với táng tục như khâu đeo lưng, các loại vật đeo, nghiên mực, tượng rồng, tượng thú, tượng ve sầu, tượng cá... Các hiện vật thời kỳ này thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa với phương Bắc và phong tục tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ đó.

Cũng nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã biên soạn và xuất bản cuốn sách "Cổ ngọc Việt Nam" bằng song ngữ Việt-Anh, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống chế tác đồ ngọc ở Việt Nam, góp phần quảng bá một phần kho tàng di sản văn hóa Việt Nam

Đây là lần đầu tiên có một triển lãm về cổ ngọc ở Việt Nam nên những tác phẩm mang dấu ấn nghệ thuật tinh xảo và quý giá này thu hút được rất đông khách tham quan.

 Một số hình ảnh cổ ngọc được trưng bày trong triển lãm:
 
 
 
 
 

 

Xem thêm một số hình ảnh cổ ngọc đẹp trong triển lãm tại đây

 

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Trích đoạn vở tuồng
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh Vũ/TTXVN)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngày mai trời sẽ ấm dần lên…

Hôm nay, khi viết lại những kỷ niệm này, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình qua đời tròn 20 năm; đạo diễn, NSƯT Đoàn Anh Thắng cũng đã đi xa tròn 8 năm. Cũng tròn 31 năm đã trôi qua, nhắc lại "Thời tiết ngày mai", vẫn như một kỷ niệm đẹp trong tôi. Có lẽ, ngày mai, trời sẽ ấm dần hơn lên, có phải không anh Xuân Trình yêu mến?

HTV với những chương trình ấn tượng

Những năm qua, Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đã có sự đầu tư theo hướng tập trung vì lợi ích xã hội thông qua những chương trình, những bộ phim có nội dung giáo dục, nuôi dưỡng lòng tự hào về văn hóa, truyền thống cách mạng, về lý tưởng sống trong giai đoạn mới của đất nước.

Ra mắt vở kịch "Nhà có 5 anh em trai"

Ra mắt vở kịch tâm lý “Nhà có 5 anh em trai”. Sau thành công của vở kịch “Nhà có ba chị em”, một lần nữa tác giả Nguyễn Thu Phương kết hợp cùng Đoàn kịch I – Nhà hát Tuổi Trẻ cho ra mắt vở kịch tâm lý đặc sắc về khát vọng hạnh phúc gia đình; “Nhà có 5 anh em trai”.

Tân Lạc - chú trọng hơn nữa công tác quản lý di tích văn hoá và hoạt động tâm linh

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân ở xã Quy Hậu và thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phản ánh và kiến nghị về việc một số cá nhân xây dựng cây hương trái phép tại khu vực cửa vào hang Bụt là di tích văn hóa được tỉnh công nhận năm 2008 và những bất cập trong hoạt động tâm linh của một số người là đại diện hội phật tử tại di tích văn hóa hang Bụt, khu 3 - thị trấn Mường Khến.

Kiến trúc sư của Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ (Tây Đô) ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Bảy trăm năm đã qua rồi, bao phế hưng dâu bể đã qua rồi, bây giờ đến dưới chân Thành cổ, ngước nhìn bức tường đá vững chãi với những tấm đá to nặng hàng tấn ốp vào nhau, chúng ta nghĩ ngợi bao điều. Nghĩ ngợi về thành đá và thành lòng dân. Thành đá dẫu quý, nhưng không sánh được thành trong lòng dân. Nhà Hồ, như Nguyễn Trãi nói: “Trăm vạn người là trăm vạn lòng”.

Ý tưởng trẻ thơ 2011: Sức mạnh của ước mơ

Được lựa chọn từ hơn 200.000 bức tranh dự cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ 2011” do Bộ GDĐT VN phối hợp cùng Cty Honda VN tổ chức, 60 học sinh tiểu học - tác giả của những ý tưởng xuất sắc nhất đã bước vào vòng thi thứ hai (thi mô hình và thuyết trình lần thứ nhất) diễn ra tại TPHCM ngày 29.7 và tại Hà Nội ngày 30.7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục