Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử vừa ban hành Quyết định số 204/QĐ-UBDT phê duyệt "Đề án Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất".
Đề án được thực hiện theo 2 cấp, cấp tỉnh và cấp Trung ương. Từ tháng 8 đến tháng 9/2011, sẽ diễn ra sự kiện trình diễn trang phục dân tộc cấp tỉnh, thành phố để chọn ra những thí sinh xuất sắc dự thi toàn quốc. Dự kiến, cuộc trình diễn trang phục 54 dân tộc thiểu số toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/2011. Tiêu chí tuyển chọn người tham gia trình diễn trang phục dân tộc: Là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, thể hình cân đối. Nam có chiều cao từ 1,65m, nữ từ 1,55m trở lên, là đại diện của các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Ban tổ chức dự kiến, sẽ có khoảng 250-300 thí sinh tham gia dự thi trình diễn trang phục lễ hội và trang phục sinh hoạt hàng ngày, kèm đồ trang sức của dân tộc mình. Các thí sinh sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng ứng xử, sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc mình qua vòng thi ứng xử. Theo Báo CAND
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghệ thuật sân khấu truyền thống nước ta đang gặp khó khăn trong việc thu hút người xem, nhất là với đối tượng thanh niên. Dự án sân khấu học đường do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đề xuất với Chính phủ và được phê duyệt thực hiện, là một trong những cách giúp giới trẻ tiếp cận, hiểu về nghệ thuật dân tộc, tạo dựng một tầng lớp công chúng đến với sân khấu truyền thống và qua đó, đào tạo những tài năng và nguồn diễn viên cho các hoạt động nghệ thuật.
Cùng với Hội thi văn nghệ dân gian, chiều 2/8, Ban Tổ chức Liên hoan làng biển Việt Nam 2011 đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật tại Khu du lịch biển Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận.
Nhớ lại tuổi thơ, tôi còn như thấy trước mắt mình ba tháng hè chầm chậm trôi qua với bao màu sắc và âm thanh kỳ diệu… Bắt đầu là những đốm lửa hoa gạo đầu làng rủ đàn sáo mỏ đỏ, mỏ vàng về bay líu tíu. Rồi cây gạo nở hết mình, hoa như cây đuốc đốt lửa rực trời hấp dẫn những cô bé, cậu bé tan lớp chạy về quanh cây chờ nhặt những bông hoa đầu tiên bầy sáo làm rơi từ trên trời, xoay tít tựa chiếc ngù xoay.
Đau đớn, xót xa, căm phẫn, niềm tin, hy vọng, sự sẻ chia… la những tâm trạng đan xen của những người có mặt trong buổi khai mạc triển lam chuyên đề “Nỗi đau da cam” tại Bảo tang Lịch sử quân sự Việt Nam nhân Kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2011). Triển lam do Bảo tang Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Thư viện Quân đội, Bảo tang Chứng tích chiến tranh, Bảo tang Hóa học, Ban Tuyen truyền Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức.
Hôm nay, khi viết lại những kỷ niệm này, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình qua đời tròn 20 năm; đạo diễn, NSƯT Đoàn Anh Thắng cũng đã đi xa tròn 8 năm. Cũng tròn 31 năm đã trôi qua, nhắc lại "Thời tiết ngày mai", vẫn như một kỷ niệm đẹp trong tôi. Có lẽ, ngày mai, trời sẽ ấm dần hơn lên, có phải không anh Xuân Trình yêu mến?
Những năm qua, Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đã có sự đầu tư theo hướng tập trung vì lợi ích xã hội thông qua những chương trình, những bộ phim có nội dung giáo dục, nuôi dưỡng lòng tự hào về văn hóa, truyền thống cách mạng, về lý tưởng sống trong giai đoạn mới của đất nước.