Có một thực tế là câu nói cửa miệng của số đông công chúng trước đây “đi nghe ca nhạc” dường như đã trở thành quá vãng, ít nhất cũng là quãng hàng chục năm trở lại đây. Thay vào đó, mọi người hôm nay thường bảo “đi xem ca nhạc”. Có người nói thời buổi bây giờ người ta phải “nghe ca nhạc bằng... mắt” mới sướng và bổ dưỡng thị lực...
Xu thế khó cưỡng lại
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật chủ yếu để nghe dù đấy là khí nhạc hay thanh nhạc đều tác động đến thính giác con người. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt các phương tiện truyền thông giải trí ngoài radio (phát thanh) âm nhạc đã nhanh chóng có mặt trên hầu hết các loại hình giải trí khác nhau như sân khấu, điện ảnh, truyền hình và cả những sự kiện. Mà các loại hình này lại chủ yếu tác động đến người xem bằng thị giác nên buộc lòng âm nhạc cũng phải tự thích nghi.
Các ca sĩ biểu diễn đều muốn hướng tới thị giác người xem. |
Giới trẻ hôm nay tuy không dám nói ra nhưng chắc trong đầu họ sẽ nghĩ đây là những người thuộc diện “cũ” của đầu thế kỷ trước còn sót lại. Cũng vì thế, những sân chơi âm nhạc kiểu này dần thưa vắng người lui tới, nhường chỗ cho những show diễn xập xình, hoành tráng dành cho những thượng đế tân tiến, hiện đại.
Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhạc Á, Âu hay nhạc Tây, Tàu ồ ạt vào thị trường văn hóa Việt nhiều khi làm cho lớp trẻ choáng ngợp, không biết mình đang đứng ở đâu?! Còn lớp già thì ngơ ngác nhìn ngôi đình làng biến thành chỗ diễn trò nhảm nhí. Nhạc ngoại, nhạc nhái, nhạc nhép đua nhau đổ bộ lên các phương tiện giải trí, hầu như chiếm lĩnh toàn phần loại hình âm nhạc truyền thống đã làm cho âm nhạc truyền thống không có chỗ chen chân, chẳng còn đất sống nữa.
|
N
hững hệ lụy nhãn tiềnKhắp mọi miền từ thành thị đến nông thôn, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, sân chơi ca nhạc trẻ chủ yếu mang đậm tính chất giải trí. Tính chất nghiêm trang của thứ âm nhạc “hàng hiệu”chủ yếu để nghe trước đây dần được thay thế bằng thứ âm nhạc “bông phèng” cốt để mua vui cho đám trẻ bằng mắt. Thế là không chỉ có các nhà tổ chức, các ông bầu show, mà ngay các ca sĩ cũng đua nhau “đánh” vào thị giác lớp trẻ. Ăn mặc “thiếu vải”, nhảy nhót điên loạn là đặc điểm nổi trội của thứ âm nhạc để xem chứ không phải để nghe. Nhiều show diễn không biết do vô tình hay cố ý mà các ca sĩ tuổi teen thi nhau để lộ hết nội y trên sàn diễn khiến những người xem có văn hóa cảm thấy ngán ngẩm, còn cư dân mạng tha hồ bàn tán. Một thị trường âm nhạc như thế là đáng lo hay đáng mừng (!?). Đành rằng các ca sĩ, các nhà tổ chức các show ca nhạc hôm nay hoàn toàn có quyền tận dụng những ưu điểm vượt trội của các loại hình nghệ thuật khác nhằm hỗ trợ cho show diễn đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng dường như chính họ cũng không ý thức được giới hạn của việc xem ca nhạc bằng mắt đến đâu là đủ, là vừa nên không ít show diễn đã đi quá đà, gây phản cảm thẩm mỹ đối với công chúng, tự mình tụt xuống một nấc thang đạo đức nghề nghiệp.
Theo Báo SKĐS
Đang rất bận rộn với những dự án âm nhạc sắp ra mắt, cô “Bống” Hồng Nhung không giấu nổi vẻ hạnh phúc khi sở hữu một gia đình nhỏ yên ấm luôn vui vẻ và hoà thuận bên người chồng ngoại quốc.
Từ một diễn giả triết học chuyển sang làm phim, Terrence Malick luôn đem đến cho điện ảnh thứ ngôn ngữ đầy tính ẩn dụ nhưng không kém phần thơ.
Không ít lần, tác giả viết bài này phải ngây người ra trước những họa phẩm danh tiếng của Monet bị chép một cách suồng sã tới khó tin...
Trong khuôn viên đẫm chất Phật, tôn nghiêm, thanh tịnh ở Thiền viện Vạn Hạnh (phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) có một tiểu bảo tàng hiện vật khá độc đáo.
Chàng diễn viên đào hoa và nam ca sĩ 'Trọn đời bên em' cùng các thành viên trong đội bóng nghệ sĩ góp tiền và vật liệu xây dựng 3 trường học tại tỉnh Bình Phước, chiều 8/8.
Hát văn với sức hấp dẫn kỳ lạ đã truyền cảm hứng cho Phó An My đưa ra những ý tưởng vô cùng mới mẻ. Để rồi một lần nữa, nhạc sỹ Đặng Tuệ Nguyên với bút pháp sáng tác rất riêng của mình lại tiếp tục cùng Phó An My dấn thân vào cuộc chơi sáng tạo âm nhạc đầy táo bạo.