Tại hội thảo về nghiệp vụ ảnh, trong khuôn khổ Liên hoan (LH) ảnh khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) lần thứ 14, khai mạc sáng 30.8 tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), trước một số kiến nghị cần phải đặt chất lượng ảnh nghệ thuật lên hàng đầu, đại diện Ban tổ chức cho rằng: “Nếu khắt khe như thế thì chả ai chơi với mình nữa”.
Vẫn chưa có gì mới lạ
Dù chủ đề của mỗi lần LH có thay đổi, nhưng theo nhà nhiếp ảnh Tiến Thành (đoàn Hải Dương): “Dường như chúng ta cố giữ lấy LH để lấy phong trào và chỉ vì phong trào mà cố giữ LH. Đã đến lúc cần phải cải cách nên là LH ảnh chứ không phải LH giải thưởng”. Theo một số nhà nhiếp ảnh, trong 162 tác phẩm được chọn lọc từ hơn 1.130 tác phẩm để đem ra triển lãm, phần lớn vẫn là những cảnh cũ, góc nhìn cũ.
Đồng tình với việc cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng ảnh nghệ thuật, nhưng theo ông Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN: “Nếu thi một cách sòng phẳng, thì chúng ta không có đủ người và như thế sẽ không có phong trào, mà không có phong trào thì không có LH. Thực sự, nếu khắt khe quá thì chả ai chơi với mình nữa. Vì thế, vừa phải làm phong trào, vừa dần dần nâng cao chất lượng”.
Mở rộng với ảnh triển lãm
Trước một số ý kiến cho rằng LH lần này có một số ảnh rất cũ, thậm chí từng đoạt giải ở một số cuộc thi trước đó, nhà nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn - thành viên Ban giám khảo LH ảnh khu vực ĐBSH lần thứ 14 - cho biết: “Công tác lưu trữ ảnh của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN (NSNA) còn hạn chế, nên không biết những bức ảnh đó mới hay cũ. BTC nhận các tác phẩm theo tập thể từng địa phương, chứ không nhận riêng lẻ, vì thế, trước khi gửi lên BTC, các địa phương cần rà soát xem tác phẩm nào mới và cũ”. Chủ tịch Hội NSNA Vũ Quốc Khánh chua chát: “Chúng tôi trông vào sự nghiêm túc của các tác giả. Còn cố tình lừa dối nhau thì chúng tôi chịu thua”.
Nhiều ý kiến đồng ý cần khắt khe để ảnh đoạt giải thưởng ngày càng có chất lượng cao hơn, nhưng cũng nên mở rộng hơn nữa đối với các tác phẩm tham gia triển lãm đơn thuần. “Mỗi tác phẩm chứa đựng biết bao công sức, tâm huyết, vì thế, ai đến LH cũng muốn có tác phẩm của mình hiện diện ở đó. Điều đó tạo sự phấn khởi, khuyến khích nhiều người tham gia hơn” - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương Hà Huy Chương kiến nghị. Một tác giả cao tuổi của đoàn Bắc Ninh nói: “Không có giải thưởng cũng không buồn, nhưng tác phẩm của mình được đem ra triển lãm cùng các đồng nghiệp thì vui biết mấy”.
Đồng tình với những kiến nghị trên, Chủ tịch Hội NSNAVN Vũ Quốc Khánh cho biết, từ LH lần sau, sẽ mở rộng hơn nữa đối với các tác phẩm triển lãm, góp phần tạo không khí vui vẻ, cũng như tạo thêm nhiều cơ hội để các tác giả giao lưu với nhau.
Với chủ đề “Tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Hồng”, LH ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 14 diễn ra từ ngày 30.8 đến ngày 7.9. Dự LH có trên 200 tác giả đến từ Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Tác giả Nguyễn Tiến Thuyên (Quảng Ninh) giành huy chương Vàng với tác phẩm “Đôi bờ thành phố Hạ Long” (ảnh). Ngoài ra, BTC còn trao 15 giải thưởng cá nhân và tập thể. Dự kiến, LH ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Hưng Yên.
Theo Báo Laodong
Quán quân Sao Mai 2011 đã thuộc về 3 giọng ca Đào Tố Loan (phong cách nhạc thính phòng), Lương Nguyệt Anh (phong cách dân gian) và Đoàn Thị Thúy Trang (Phong cách nhạc nhẹ). Đêm chung kết xếp hạng diễn ra tối 4-9 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Toàn quốc – Giải Sao Mai 2011.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 2/9, gia đình anh Bùi Văn Tiềm ở xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lại đông vui hơn ngày thường. Mặc dù còn trẻ, vợ chồng mới dựng được nếp nhà sàn ra ở riêng nhưng anh vẫn nhớ mừng Tết Độc lập của ông bà và quê hương nơi đây. Vợ anh đã chuẩn bị gạo nếp hương từ tháng 10 năm trước và mấy con gà để đón tiếp anh em, họ hàng đến chung vui. Từ lâu, ngày 2/9 đã trở thành ngày Tết Độc lập, một phong tục đẹp của nhân dân cả vùng Mường Vang. Không chỉ tại xã Yên Nghiệp mà vùng Đại Đồng, Cộng Hòa, Quyết Thắng, đời sống tinh thần của bà con luôn được vun đắp, truyền thống đón Tết Độc lập luôn được phát huy.
(HBĐT) - “Những ngày Tết Độc lập, hầu hết những ai đang làm việc, học tập nơi xa đều cố gắng thu xếp công việc để được trở về bên gia đình, làng xóm. Cùng với không khí ấm cúng, sum vầy bên mâm cơm gia đình, mọi người lại cùng háo hức đón chờ để được hòa mình cùng tiếng đàn, điệu múa do chính bà con mình biểu diễn” - ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết.
(HBĐT) - Được nghỉ 3 ngày nhân Quốc khánh 2/9, Hương rủ Thảo về quê mình dự ngày Tết Độc lập ở một vùng quê miền núi.
(HBĐT) - Mỗi làng quê đều có một dòng sông, người dân đôi bờ sông ấy có những kỷ niệm riêng, những được mất, buồn vui mà dòng sông mang lại. Tôi sinh ra phía hữu ngạn vùng hạ du sông Đà, một làng Mường mà “chất Mường” đã phôi pha đi nhiều, dẫu vùng đất này mới “khai thiên, phá thạch” khoảng mười đời, từ lời ăn tiếng nói, nhà cửa đến những phong tục, tập quán khác. Có người ví: so với làng Mường cổ xưa, làng tôi bây giờ như vùng “nước lợ”! Không biết nên vui hay nên buồn? Sáng mở cửa là gặp dòng sông Đà, dẫu từ nhà tôi ra đến sông còn phải qua một cánh đồng. ở đó thấp thoáng bóng dáng bà con thân thích sớm chiều lam lũ, tôi và dòng sông đã song hành với nhau theo những thăng trầm của đời người- đời sông.
(HBĐT) - Gần đến Tết Độc lập, nhà nhà ở Mường Bi treo cờ Tổ quốc, đường phố rực rỡ cờ hoa, đâu đâu cũng thấy không khí tất bật chuẩn bị cho ngày Tết. Vào dịp này hàng năm, gia đình cụ ông Bùi Văn Nôm, cụ bà Bùi Thị Mán ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) cũng như các gia đình khác ở vùng Mường Bi lại được vui cảnh con cháu tụ họp, đoàn viên. Từ chiều hôm trước, gia đình cụ đã chuẩn bị mâm cỗ quả, làm bánh uôi bằng gạo nếp dẻo thơm vừa gặt để dâng lên bàn thờ Bác. Ngày Tết, mọi công việc đều hoãn lại, toàn bộ thời gian dành cho vui chơi, thăm thú, là dịp để anh em, họ hàng làng trên, xóm dưới gặp gỡ, quây quần.