Đào Tố Loan - giải nhất phong cách nhạc Thính phòng.

Đào Tố Loan - giải nhất phong cách nhạc Thính phòng.

Câu hỏi tưởng chừng quá đơn giản lại trở nên rất khó có câu trả lời cho chặng đường “đãi cát” vừa kết thúc của Sao Mai 2011. Những nỗ lực cuối mùa giải của BTC như bỏ điểm cộng cho thí sinh được nhiều bình chọn hay trao 3 giải Nhất, Nhì, Ba để phân hạng thí sinh vẫn không thể cứu giải Sao Mai khỏi một mùa thất bại.

Có tới ba gương mặt được bước lên bục vinh quang trong đêm Chung kết xếp hạng của giải Sao Mai 2011, nhưng chỉ Lương Nguyệt Anh của bảng Dân gian là xứng đáng. Đủ khôn ngoan để một lần nữa đóng đinh tên tuổi với các ca khúc mang âm hưởng dân gian đồng bằng Bắc Bộ khi chọn Đất nước lời ru và Làng quan họ quê tôi, Lương Nguyệt Anh cũng là một thí sinh hiếm hoi cân bằng được cả cảm xúc và kỹ thuật. Ngọt ngào và tươi mới, phần trình diễn của quán quân bảng Dân gian có lẽ là quãng thời gian duy nhất trong đêm 4.9 mang đến cho khán giả cảm giác được nghe ca sĩ hát chứ không phải đang xem thí sinh thi. Hai thí sinh còn lại của bảng Dân gian là Bích Hồng và Phương Thanh đều có những bước trưởng thành rõ rệt trong đêm Chung kết xếp hạng nhưng vẫn thấy sự chênh lệch đáng kể giữa Nguyệt Anh và họ.

Bước vào Chung kết xếp hạng với tư cách là ứng cử viên sáng giá nhất của bảng Thính phòng, nhưng giải Nhất cho Đào Tố Loan quả là một băn khoăn lớn. Cho dù thính phòng là dòng nhạc chú trọng về kỹ thuật thì điều quan trọng nhất người ta cần ở một ca sĩ vẫn là sự biểu cảm và khả năng làm lay động lòng người qua mỗi ca khúc. Đào Tố Loan gần như đã bỏ rơi cảm xúc để tập trung phô diễn kỹ thuật thanh nhạc. Nhưng ngay cả như vậy, thì phần trình diễn của Tố Loan cũng không thể coi là sạch sẽ về kỹ thuật, khi mà người ta dễ dàng nhận thấy cô bị bạt giọng ở nhiều đoạn. Trong khi đó, Vũ Thắng Lợi, rất tình cảm và biết tiết chế với Giấc mơ mùa lá (Trần Mạnh Hùng) và Giá em đừng yêu (Phạm Tuyên) lại chỉ dành giải Nhì. Không có gì phải bàn cãi khi BGK đánh giá Nguyễn Khánh Ly thấp nhất trong 3 thí sinh còn lại của bảng Thính phòng. Phần thể hiện của “ngôi sao bình chọn” tai tiếng này chỉ khiến người ta một lần nữa khẳng định cô hoàn toàn không xứng đáng được đi xa đến thế.

Ngạc nhiên hơn cả là giải Nhất của bảng Nhạc nhẹ được trao cho Đoàn Thị Thúy Trang, một gương mặt mờ nhạt. Bên cạnh Nguyễn Huy Quyết đang tiến bộ đáng kể với những bản ballad trữ tình, ấm áp, hay Lê Việt Anh khỏe khoắn, luôn khao khát sáng tạo và đã tạo được phong cách riêng, thì chiến thắng của Thúy Trang quả là khó lí giải. Không có gì đặc biệt cả về thanh lẫn sắc, quán quân dòng nhạc nhẹ cũng không chứng minh được khả năng sáng tạo trong việc xử lý ca khúc. Giả sử BGK chê Huy Quyết “một màu” hay Việt Anh trưng trổ kỹ thuật, thì sự mờ nhạt của Thúy Trang còn đáng được xem là nhược điểm lớn hơn đối với một ca sĩ nhạc nhẹ. Giải Nhất bảng Nhạc nhẹ hoàn toàn có thể bỏ trống nếu như không tìm được ứng viên xứng đáng. Giải Sao Mai chưa từng có tiền lệ này, nhưng Sao Mai điểm hẹn thì đã có. Tại SMĐH 2008, Hội đồng Nghệ thuật đã không trao giải thưởng khi không tìm được thí sinh xứng đáng. Giải Nhất bảng Nhạc nhạc hay Thính phòng của Sao Mai 2011 giả sử không được trao vì không có gương mặt nổi bật, thì cũng chỉ có một tác động duy nhất là khiến các thí sinh sẽ phải nỗ lực hơn trong chặng đường chinh phục của mình.

Trao giải vàng cho những giọng hát không đáng ngàn vàng, chỉ khiến cho chặng đường đãi cát trước đó trở nên vô nghĩa.

 

                                                        Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đại biểu dự hội thảo tham quan dự án khu du lịch sinh thái Cao Vàng, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn).

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2011

(HBĐT) - Sáng 6/9 (tức ngày 9/8 âm lịch), tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn (Hải Phòng), UBND quận Đồ Sơn phối hợp với Báo Hải Phòng, Đài PT-TH Hải Phòng và nhà tài trợ kim cương Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT Việt Nam tổ chức vòng chung kết lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2011.

Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu

Ngày 6-9, tại Long An, UBND tỉnh Long An, Bộ Thông tin - Truyền thông và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã tổ chức phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (6-9-1911 – 6-9-2011). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở ngành và các đồng chí lão thành cách mạng.

Trình diễn trang phục truyền thống - Tăng hiểu biết giữa các dân tộc

Với mong muốn khơi dậy sức sống nội tại và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ VH-TT-DL lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia này sẽ tổ chức tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 11-2011 với sự tham gia của 54 dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm ngày chữ Braille được truyền bá ở Hà Nội

Sáng 6-9, tại Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền bá chữ Braille ở Hà Nội (7/9/1941 - 7/9/2011), 100 năm ngày sinh cố nhà giáo Nguyễn Chí Thiện (1911-2011).

Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII: Đại biểu trẻ nhất là 17 tuổi

Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, trong số 113 đại biểu dự Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII (từ ngày 8 đến 11-9) thì Phạm Nguyễn Ca Dao, 17 tuổi (sinh năm 1994) ở Đà Nẵng là gương mặt trẻ nhất. Phạm Nguyễn Ca Dao đã hai lần đoạt giải nhất Trại sáng tác văn học thiếu nhi Đà Nẵng về thơ.

Ðể tranh Ðông Hồ mãi trường tồn

Trải qua những năm tháng chiến tranh và khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế thị trường, tranh Ðông Hồ nức tiếng một thời những tưởng đã đi vào mai một. Song, sức sống mãnh liệt của dòng tranh ấy vẫn băng qua thời gian và khẳng định giá trị. Ấy là bởi ngày đêm, có những con người luôn luôn âm thầm giữ cho "hồn dân tộc" mãi được "sáng bừng trên giấy điệp".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục