Ngày 6-9, tại Long An, UBND tỉnh Long An, Bộ Thông tin - Truyền thông và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã tổ chức phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (6-9-1911 – 6-9-2011). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở ngành và các đồng chí lão thành cách mạng.

 

Mẫu tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng với màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Nổi bật ở trung tâm mẫu tem là chân dung Giáo sư Trần Văn Giàu với nét mặt kiên định, sắc sảo nhưng đôn hậu, bao dung. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phía trên thể hiện cho lý tưởng, hoài bão của những người cộng sản chân chính mà Trần Văn Giàu là một người tiêu biểu. Hình ảnh ngôi nhà mộc mạc, thân quen, nơi đã từng là trụ sở của Xứ ủy Nam kỳ, nay là di tích cách mạng và cũng là hình ảnh gắn liền với tên tuổi của nhà cách mạng Trần Văn Giàu, gợi lên sự gần gũi, bình dị và thân thuộc. Trên mẫu tem cũng thể hiện Huân chương Hồ Chí Minh cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng, ghi nhận công lao, cống hiến cho đất nước và nhân dân của giáo sư.
 
Giáo sư sử học, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu là người con ưu tú của quê hương Long An, của Nam bộ thành đồng và của cả nước. Ông là nhà lãnh đạo tài năng, nhà trí thức lớn, nhà khoa học uyên bác, người đảng viên cộng sản kiên trung. 
 
Với 100 tuổi đời, Giáo sư Trần Văn Giàu đã có hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục cả trong và ngoài nước, từng đảm nhận nhiều trọng trách như Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam…  
 
                                Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế bên bức tranh Chăn trâu thổi sáo.

Liên hoan ảnh khu vực đồng bằng sông Hồng: Phong trào trước, chất lượng sau

Tại hội thảo về nghiệp vụ ảnh, trong khuôn khổ Liên hoan (LH) ảnh khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) lần thứ 14, khai mạc sáng 30.8 tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), trước một số kiến nghị cần phải đặt chất lượng ảnh nghệ thuật lên hàng đầu, đại diện Ban tổ chức cho rằng: “Nếu khắt khe như thế thì chả ai chơi với mình nữa”.

Phim truyện Việt giờ vàng: Con cầu tự của các đại gia

Hầu hết phim truyện Việt giờ vàng phát sóng thời gian qua đều là “những đứa con cầu tự” đầy dị tật, nhờ oai ông bố có thần có thế mà nghênh ngang chễm chệ trên giờ vàng, trình diễn những thảm họa kinh hoàng của phim ảnh thời nay. Nhà đài sẽ cải tiến việc hợp tác, quản lý và phát sóng như thế nào để cho sóng giờ vàng được sạch?

Sao Mai 2011: Một mùa giải nhạt nhòa

Không có giải đặc biệt cho thí sinh nổi bật của cả mùa Sao Mai như kỳ vọng ban đầu của những người tổ chức, 3 ngôi sao mới lên ngôi là Đào Thị Tố Loan, Lương Nguyệt Anh và Đoàn Thị Thúy Trang đều sáng nhưng không nhiều cá tính. Điều đáng nói là Sao Mai lần này thiếu hẳn sức hút và bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý trong khâu tổ chức.

Lượng khách tham quan tăng kỷ lục trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9

Từ ngày 2 đến ngày 4-9, lượng khách đổ về các điểm du lịch từ khắp Bắc - Trung - Nam đều tăng đột biến.

Những đứa con biệt động Sài Gòn - Sẽ hút khán giả?

Hơn 20 năm sau ngày bộ phim Biệt động Sài Gòn ra đời, đạo diễn Long Vân lại cho ra mắt một “tân” Biệt động Sài Gòn nữa, với tên gọi “Những đứa con biệt động Sài Gòn” dựa theo kịch bản của nhà văn Nguyễn Xuân Hải. Ngày 5-9, phim này lên sóng VTV1 vào khung giờ vàng.

Chung kết xếp hạng Sao Mai 2011: Thuyết phục!

Quán quân Sao Mai 2011 đã thuộc về 3 giọng ca Đào Tố Loan (phong cách nhạc thính phòng), Lương Nguyệt Anh (phong cách dân gian) và Đoàn Thị Thúy Trang (Phong cách nhạc nhẹ). Đêm chung kết xếp hạng diễn ra tối 4-9 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Toàn quốc – Giải Sao Mai 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục