Tối ngày 6/9, tại thành phố Marseille miền Nam nước Pháp đã khai mạc triển lãm “Hồ Chí Minh với nước Pháp” nhân kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Pháp.
Triển lãm do Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), Hội người Việt Nam tại thành phố Marseille (UGVM), Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), Trung tâm thông tin và tư liệu về Việt Nam (CID) và Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) phối hợp tổ chức.
Triển lãm lần này trưng bày 41 panô ảnh, tập hợp hơn 200 bức ảnh và tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm những bức ảnh và tài liệu đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh công bố và một số tài liệu do Hội người Việt Nam tại Pháp mới sưu tầm được.
Các bức ảnh được sắp xếp một cách khoa học như một câu truyện bằng ảnh kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp các nhà nghiên cứu về lịch sử Việt nam, người Việt Nam tại Pháp, bạn bè Pháp và quốc tế có thể hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác một cách chính xác và sâu sắc hơn.
Bà Lê Thị Hồng Hà, họa sỹ, phòng kiểm kê bảo quản, thuộc Bảo tàng Hồ Chí Minh, đơn vị tổ chức triển lãm, cho biết đây là nguồn tư liệu chính thống để giới thiệu một cách đầy đủ nhất về Hồ Chí Minh, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa đã được UNESCO công nhận.
Tại buổi triển lãm, nhà sử học người Pháp Alain Ruscio đã giúp người xem nhớ lại những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ thời niên thiếu cho tới khi làm người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Rất nhiều kiều bào và người Pháp tại triển lãm dừng lại khá lâu trước bức ảnh chụp chiếc lên tàu Đô đốc Latouche Tréville, chiếc tàu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó là Anh Ba đã xin làm phụ bếp để đi tìm đường cứu nước. Con tàu rời bến Nhà Rồng tháng 6/1911 và tới Marseille đầu tháng 7/1911, tính tới nay đã 100 năm.
Tại phiên khai mạc triển lãm, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt Hélène Luc và Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp Thérese Nguyễn Văn Ký, trong các bài phát biểu của mình, đã kể lại lại con đường ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc và khẳng định vai trò của Bác Hồ trong việc gây dựng phong trào yêu nước của kiều bào tại Pháp cũng như thúc đẩy tình đoàn kết giữa hai dân tộc Pháp-Việt Nam.
Là một trong số rất đông người Pháp tới tham dự triển lãm, Phó thị trưởng phụ trách văn hóa của các quận 6 và 8 thành phố Marseille Gérald Detaille nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là người đã dày công vun đắp trong nhiều thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ, cho tình hữu nghị giữa Pháp với Việt Nam tốt đẹp cho tới ngày nay.
Ông Detaille cho biết, vào năm 2013, năm Marseille được chọn là thủ đô văn hóa châu Âu, Bảo tàng lịch sử Marseille sẽ có chương trình nói về 2.600 năm lịch sử thành phố và đây sẽ là dip để sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thành phố được kể đến nhiều hơn.
Triển lãm “Hồ Chí Minh với nước Pháp” sẽ kéo dài tới ngày 12/9./.
Theo TTXVN
Với mong muốn khơi dậy sức sống nội tại và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ VH-TT-DL lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia này sẽ tổ chức tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 11-2011 với sự tham gia của 54 dân tộc.
Sáng 6-9, tại Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền bá chữ Braille ở Hà Nội (7/9/1941 - 7/9/2011), 100 năm ngày sinh cố nhà giáo Nguyễn Chí Thiện (1911-2011).
Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, trong số 113 đại biểu dự Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII (từ ngày 8 đến 11-9) thì Phạm Nguyễn Ca Dao, 17 tuổi (sinh năm 1994) ở Đà Nẵng là gương mặt trẻ nhất. Phạm Nguyễn Ca Dao đã hai lần đoạt giải nhất Trại sáng tác văn học thiếu nhi Đà Nẵng về thơ.
Trải qua những năm tháng chiến tranh và khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế thị trường, tranh Ðông Hồ nức tiếng một thời những tưởng đã đi vào mai một. Song, sức sống mãnh liệt của dòng tranh ấy vẫn băng qua thời gian và khẳng định giá trị. Ấy là bởi ngày đêm, có những con người luôn luôn âm thầm giữ cho "hồn dân tộc" mãi được "sáng bừng trên giấy điệp".
Tại hội thảo về nghiệp vụ ảnh, trong khuôn khổ Liên hoan (LH) ảnh khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) lần thứ 14, khai mạc sáng 30.8 tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), trước một số kiến nghị cần phải đặt chất lượng ảnh nghệ thuật lên hàng đầu, đại diện Ban tổ chức cho rằng: “Nếu khắt khe như thế thì chả ai chơi với mình nữa”.
Hầu hết phim truyện Việt giờ vàng phát sóng thời gian qua đều là “những đứa con cầu tự” đầy dị tật, nhờ oai ông bố có thần có thế mà nghênh ngang chễm chệ trên giờ vàng, trình diễn những thảm họa kinh hoàng của phim ảnh thời nay. Nhà đài sẽ cải tiến việc hợp tác, quản lý và phát sóng như thế nào để cho sóng giờ vàng được sạch?