Tại cuộc họp báo ra mắt bộ phim "Cầu vồng tình yêu" được tổ chức tại Hà Nội vào chiều 7/9, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã chính thức thông báo: Bộ phim tâm lý xã hội dài 85 tập này sẽ bắt đầu lên sóng VTV3 từ tối 15/9.

 

Đây là bộ phim truyền hình dài nhất từ trước đến nay, do Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện: Kịch bản được Việt hóa từ kịch bản một bộ phim của Hàn Quốc vốn đang gây sự chú ý đặc biệt của khán giả.

Bộ phim do Vũ Hồng Sơn, Trọng Trinh và Bùi Tiến Huy đạo diễn, với sự tham gia của các gương mặt diễn viên: Hồng Đăng, Hồng Diễm, NSƯT Trọng Trinh, NSƯT Anh Thái, Kim Oanh, MC Phan Anh, MC Đan Lê, siêu mẫu Hải Anh vv…

"Cầu vồng tình yêu" xoay quanh mối quan hệ phức tạp của hai gia đình vốn nhiều cạnh tranh trong thương trường: Gia đình ông Hoàng Kim, vốn luôn coi trọng đạo lý truyền thống và gia đình ông Lý Hào, một gia đình giàu có, luôn bất chấp mọi thủ đoạn để làm giàu và mang về danh giá cho dòng họ, dù phải mua bằng tiền. Hai gia đình này tưởng chừng không thể có sự kết hợp, nhưng tình yêu đầy chông gai mà vẫn thắm thiết của Mộc Miên và Minh Khang, đã khiến những điều không thể trở thành có thể.

Một cảnh trong phim "Cầu vồng tình yêu".

Dẫu là một câu chuyện được xây dựng từ một kịch bản nổi tiếng của Hàn Quốc, nhưng được sự Việt hóa khá hoàn hảo, mà chuyện phim đã mang được cả hơi thở của xã hội Việt Nam. Để người xem thấy được trong đó sự trăn trở giữa việc gìn giữ những vấn đề đạo đức theo khuôn khổ cứng nhắc của thế hệ người cao tuổi với cái tôi mạnh mẽ của lớp trẻ. Những sự giao thoa, đầy bứt phá, muốn vượt lên để bước khỏi những ràng buộc, vươn tới sự tự do, nhưng rồi, dường như không ai đủ lý trí mạnh mẽ để vắt tâm hồn qua chiếc cầu vồng nhiều sắc đam mê và nóng bỏng ấy.

Với sự sáng tạo của các đạo diễn, niềm đam mê và lao động nghệ thuật hết mình của các diễn viên, bộ phim đã đưa đến nhiều tầng ý nghĩa, để "Cầu vồng tình yêu" không chỉ là một bộ phim tâm lý giải trí đơn thuần, mà còn đưa đến những cảm nhận sâu sắc về giá trị nhân văn, đạo đức và tình yêu, qua những tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn, trải dọc cả 85 tập phim.

"Cầu vồng tình yêu" đặt ra câu hỏi không phải cho riêng nhân vật, mà cho tất cả mọi người: Hạnh phúc thật sự của mỗi con người là gì? Cứ cứng nhắc, giáo điều hay chỉ biết lo cho bản thân, liệu có phải là một giải pháp tốt? Có cần duy trì sự hy sinh một chiều như "nợ đồng lần" của cha mẹ dành cho con cái? Một cảnh trong phim "Cầu vồng tình yêu".


                                                                        Theo CAND

Các tin khác

Đào Tố Loan - giải nhất phong cách nhạc Thính phòng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội thảo Xúc tiến đầu tư du lịch huyện Kỳ Sơn năm 2011

(HBĐT) - Ngày 6/9, tại khu du lịch Cao Vàng, xã Mông Hóa, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội thảo Xúc tiến đầu tư du lịch năm 2011. Tới dự có lãnh đạo Sở VH-TT&DL cùng các doanh nghiệp đã và đang triển khai các dựa án du lịch trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2011

(HBĐT) - Sáng 6/9 (tức ngày 9/8 âm lịch), tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn (Hải Phòng), UBND quận Đồ Sơn phối hợp với Báo Hải Phòng, Đài PT-TH Hải Phòng và nhà tài trợ kim cương Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT Việt Nam tổ chức vòng chung kết lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2011.

Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu

Ngày 6-9, tại Long An, UBND tỉnh Long An, Bộ Thông tin - Truyền thông và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã tổ chức phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (6-9-1911 – 6-9-2011). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở ngành và các đồng chí lão thành cách mạng.

Trình diễn trang phục truyền thống - Tăng hiểu biết giữa các dân tộc

Với mong muốn khơi dậy sức sống nội tại và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ VH-TT-DL lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia này sẽ tổ chức tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 11-2011 với sự tham gia của 54 dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm ngày chữ Braille được truyền bá ở Hà Nội

Sáng 6-9, tại Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền bá chữ Braille ở Hà Nội (7/9/1941 - 7/9/2011), 100 năm ngày sinh cố nhà giáo Nguyễn Chí Thiện (1911-2011).

Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII: Đại biểu trẻ nhất là 17 tuổi

Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, trong số 113 đại biểu dự Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII (từ ngày 8 đến 11-9) thì Phạm Nguyễn Ca Dao, 17 tuổi (sinh năm 1994) ở Đà Nẵng là gương mặt trẻ nhất. Phạm Nguyễn Ca Dao đã hai lần đoạt giải nhất Trại sáng tác văn học thiếu nhi Đà Nẵng về thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục