Tỉnh ta vinh dự đón nhận xác lập kỷ lục Việt nam đối với màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất do hơn 1.400 diễn viên trình diễn.
(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).
Màn trình tấu cồng chiêng “Vật báu - hồn thiêng” do hơn 1.400 nghệ nhân, diễn viên biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh đã xác lập kỷ lục Việt Nam.
Quý tâm sự: Chưa bao giờ mình được gặp gỡ nhiều nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng đến vậy. Khi tham gia thi trình tấu cồng chiêng lại thấy có gì kiêu hãnh, tự hào với tiếng chiêng, với giai điệu và cách thể hiện mang nét văn hoá riêng của đất Mường Bi quê hương... Đặc biệt, khi tham gia màn diễu hành cồng chiêng đường phố thì mọi cảm xúc kiêu hãnh, vinh dự, tự hào, vui và xúc động được hoà quện lại.
Đoạn đường hơn 2 km từ đại lộ Thịnh Lang, qua cầu Hoà Bình về trung tâm văn hoá của tỉnh, các diễn viên, nghệ nhân vừa đi bộ, vừa tấu lên những bản cồng chiêng vang vọng, da diết và ý nghĩa lạ thường.
Đoàn diễu hành từ đại lộ Thịnh Lang qua cầu Hoà Bình có trên 500 nghệ nhân, diễn viên đến từ các huyện trong tỉnh và tỉnh Phú Thọ. Nhiều nghệ nhân lớn tuổi như cụ ểu ở Tân Lạc, cụ Thực ở Thái Bình (TPHB) hay những người trẻ tuổi rồi phụ nữ..., mọi người đều thường trực nụ cười trên môi và đôi tay họ không ngơi tấu lên những bản cồng chiêng rộn ràng. Những ánh mắt dõi theo, sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân TPHB và du khách cũng trở thành sức mạnh để tiếng cồng chiêng vang xa hơn.
Đường phố TPHB trong những ngày diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh càng trở nên sôi động hơn khi các đoàn diễu hành đi qua.
Như những con sông đổ về biển lớn, “dòng sông cồng chiêng” với những âm hưởng rộn ràng khỏe khoắn của Tây Nguyên; tinh tuý, dịu dàng như tiếng chiêng Hà Nội; âm vang, trầm hùng, ngân nga của cồng chiêng Hoà Bình cùng những điệu múa xòe của các cô gái Thái Sơn La... tất cả tạo nên một biển nhạc lớn âm vang sông núi đất Mường Hoà Bình.
Cùng góp tiếng chiêng của mình trong biển nhạc cồng chiêng, cô bạn tôi và mỗi nghệ nhân biểu diễn trong buổi diễu hành cồng chiêng đường phố hôm đó không còn nghe và đánh theo một chiêng chỉ huy nào nữa. Họ đã đánh bản nhạc chiêng theo cảm xúc của mình... và cũng thật lạ là hơn 1.400 âm chiêng đó cùng cộng hưởng được với nhau để làm nên thành công của ngày lễ lớn.
Hồng Duyên
Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
Đầu xuân Nhâm Thìn 2012, đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Nùng, Phù Lá... tỉnh Lào Cai lại mở hội cúng rừng. Ðây là nét mới trong bảo vệ rừng, được kết hợp giữa yếu tố tâm linh và văn hóa mới, được tỉnh Lào Cai khuyến khích nhân rộng.
(HBĐT) - Cứ mỗi xuân về, Tết đến, đêm giao thừa, giờ phút thiêng liêng, nhân dân ta náo nức đón nghe những lời thơ chúc tết của Bác Hồ. Đã 43 năm rồi vắng lời thơ chúc Tết của Người, tâm tư của những người con đất Việt:
(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức hàng năm để tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ công ơn của các vị thánh thần đã có công xây dựng, che chở và phù hộ cho dân Mường có một năm cũ gặp may mắn, cầu mong một năm mới được no đủ, yên vui. Về với lễ hội còn được hòa chung không khí rộn ràng của tiếng cồng, tiếng chiêng, được thưởng thức món ăn truyền thống của người Mường và một điều đặc biệt khi đến đây mọi người được gặp gỡ, giao hòa cởi mở, thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.
(HBĐT) - Tuy không phải là tín đồ của nhà Phật và cũng không quá tin tưởng vào thần thánh và các thế lực siêu nhiên nhưng cứ mỗi mùa xuân đến, tôi lại háo hức cùng bạn bè lên lịch cho những chuyến du lịch đến chốn tâm linh. Nhưng dù có đi đâu, về đâu, điểm khởi đầu của chúng tôi vẫn là tuyến du lịch lòng hồ Sông Đà mà điểm đến là đền Thác Bờ linh thiêng, huyền diệu.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, lễ hội chùa Tiên đã trở thành một trong những lễ hội lớn của tỉnh. Ngày khai hội được tổ chức vào mồng 4 Tết âm lịch và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Trước kia, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, sau trở thành ngày khai hội.