Lễ hội chùa Tiên tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan. Ảnh: M.T

Lễ hội chùa Tiên tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan. Ảnh: M.T

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, lễ hội chùa Tiên đã trở thành một trong những lễ hội lớn của tỉnh. Ngày khai hội được tổ chức vào mồng 4 Tết âm lịch và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Trước kia, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, sau trở thành ngày khai hội.

 

Chùa Tiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa bao gồm một hệ thống động được bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tùng Xê và Hương Tích. Động chùa Tiên bao gồm các động nhỏ liên hoàn như động Tiên, đền Mẫu, Tam Tòa, động Chung, động Thượng, Quán Trình... Với những du khách lần đầu đến nơi đây chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên, lý thú của những nhũ đá mang hình bầu sữa mẹ, bọc trăm trứng, đài sen, nón ba tầng, suối vàng, suối bạc gắn với những truyền thuyết thần kỳ mà người ta vẫn tin rằng đó là những vật phẩm thiên nhiên tặng riêng cho vùng đất Phú Lão.

 

Hoà cùng dòng người đi lễ đầu xuân giữa lúc tiết trời se lạnh, lất phất mưa phùn, du khách thập phương sẽ cảm nhận rõ hơn dường như đất - trời đang giao hoà. Chắc cũng vì thế mà con người cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng này, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa  sương sớm, khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn cung nghiêm này thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Có lẽ cùng vì thế mà mỗi dịp đầu năm, mọi nẻo đường đều hướng về cõi Phật. Tết này, cũng các bạn thời phổ thông, Trần Nguyễn Linh Trang (sinh viên Đại học KHXH&NV) có dịp đến chùa Tiên. Không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp vốn có, thăm quan chùa Tiên, Trang còn muốn được trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử, như để trở về với cội nguồn, tìm về cõi tâm linh hướng thiện. Trang chia sẻ: Điều làm em ấn tượng nhất với chùa Tiên là suối động Giải Oan. Ngâm tay trong dòng nước mát lạnh, em cảm thấy như mình đã trút bỏ những nặng nề, ưu phiền trong lòng... Mỗi người đến cửa Phật đều mang theo những mong muốn thầm kín. Thắp nén hương cầu tài, cầu lộc nơi suối vàng, suối bạc, bà Nguyễn Thanh Oanh, tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp năm hết, Tết đến, cả gia đình lại đi lễ chùa. Tạm gác lại những toan tính ngày thường, mỗi lần đến với chùa Tiên, tôi lại thấy lòng mình thanh thản lạ!  Bà nói thêm: Năm nay, quẻ của tôi không được tốt. Nhưng đến được cửa chùa ngày Tết, lòng cũng đã thanh thản và nhẹ nhàng rồi!... Có lẽ ở chốn này, ai cũng dễ trải lòng mình như thế!

 

Đứng nơi cửa động Tam Tòa nhìn toàn cảnh Phú Lão trong sương sớm, vừa mơ, vừa thực. Phú Lão hay còn gọi là Mường Lão, một địa danh chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất và tâm linh kỳ lạ với không chỉ người dân nơi đây. Tương truyền rằng, Quán Trình là nơi thờ ba vị đức ông khai sinh ra đất Mường Lão. Tương truyền, ngày xưa có ba anh em họ Đào tên Tấn, Minh, Ngọc là người khai thiên lập địa nên vùng đất này. Khi ba ông mất, mối lấp gần hết thi hài chỉ để lộ ra 6 bàn chân. Thấy sự tích linh thiêng, dân trong vùng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao khai phá và tôn các ông là thành hoàng làng...  ông Giang Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Lão cho biết: Trong năm 2011, khu du lịch chùa Tiên đã thu hút trên 300.000 lượt khách đến thăm quan với tổng thu các loại phí đạt trên 7 tỷ đồng. Trong năm 2012, xã sẽ phối hợp với BQL các khu di tích huyện Lạc Thủy tiếp tục triển khai  đầu tư hạ tầng khu di tích chùa Tiên.

 

Hoà cùng dòng người tấp nập thưởng ngoạn cảnh chùa, chúng tôi, những đứa con xa quê lâu ngày có dịp trở về không muốn cầu xin gì cho riêng mình. Cắm hương nhang, niệm điều tâm phúc, lòng mỗi người tự nhủ: cầu một năm mới bình an!                                                      

 

 

 

                                                                                       Hải Yến

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các trò chơi dân gian được tổ chức tại Hội xuân Văn hóa – Thể thao Kỳ Sơn năm 2011 đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Sắc xuân Hưng Thi

(HBĐT) - Khi lúa, ngô đã để đầy trên gác bếp, công việc nương rẫy đã hoàn tất, những cành đào phai vừa hé nụ trong cái se se lạnh, người Mường ở xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) lại nhộn nhịp đón một năm mới trong niềm vui có cuộc sống mới ngày càng ấm no, đầy đủ hơn.

Nhạt phai đào rừng xuống phố

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, vào những ngày cuối năm, từng hàng xe tải, xe con theo quốc lộ 6 lần lượt chở đào về phố. Những cây đào cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm ở Mộc Châu (Sơn La) bị cắt ngang thân đem bán không thương tiếc. Người dân cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tranh thủ bán “lộc”rừng. Nhiều người bảo rằng chẳng mấy chốc những vườn đào cổ thụ của Mộc Châu sẽ biến mất.

Người kể chuyện Bác Hồ bằng tem và thơ

Năm nay tròn 91 tuổi đời, 66 năm tuổi Đảng, ông Hoàng Sỹ Huỳnh (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có gần 60 năm sưu tập tem và vịnh tem về Bác Hồ. Ông được coi là người kể chuyện Bác Hồ bằng tem và thơ.

Sao Hollywood “lột xác” với tóc mới

Chia tay 2011, đón chào năm mới 2012, rất nhiều ngôi sao Hollywood đã quyết định thay đổi kiểu tóc để làm mới hình ảnh của mình trong mắt công chúng.

Điểm sáng trong công tác VHVN, TDTT

(HBĐT) - Toàn Sơn được coi là cửa ngõ của huyện Đà Bắc. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao. Cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cũng như sự đồng thuận của đông đảo nhân dân, công tác VHVN, TDTT đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng góp phần đưa Toàn Sơn trở thành một trong những điểm sáng về công tác VHVN, TDTT của Đà Bắc.

Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) 2012: Sẽ hết cảnh “bẹp ruột” xin ấn?

“Năm nay, vào đêm 14 tháng giêng, nhà đền chỉ đóng những lá ấn đầu tiên để cúng tại các đền, còn khách thập phương được phát ấn từ 7h ngày 15 tháng giêng đến hết tháng giêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục