Các chàng trai, cô gái Mường chung vui bên vò rwowuj cần tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011. 
(ảnh: Hồng Duyên)

Các chàng trai, cô gái Mường chung vui bên vò rwowuj cần tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011. (ảnh: Hồng Duyên)

(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức hàng năm để tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ công ơn của các vị thánh thần đã có công xây dựng, che chở và phù hộ cho dân Mường có một năm cũ gặp may mắn, cầu mong một năm mới được no đủ, yên vui. Về với lễ hội còn được hòa chung không khí rộn ràng của tiếng cồng, tiếng chiêng, được thưởng thức món ăn truyền thống của người Mường và một điều đặc biệt khi đến đây mọi người được gặp gỡ, giao hòa cởi mở, thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.

 

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng giêng âm lịch, còn theo lịch cổ Mường Bi là ngày 6 và 7 tháng tư, lễ hội được tổ chức tại miếu xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đây là ngôi miếu thờ các vị thần chung của cả Mường Bi là Quốc Mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Là một du khách yêu mảnh đất và con người Hòa Bình, năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi lễ hội được tổ chức, tôi cùng một số bạn bè lại về đây để một lần nữa cảm nhận về sự phong phú, đặc sắc trong văn hóa của người Mường. Lễ hội Khai hạ xưa thường do các chức sắc quan lang Mường Bi tổ chức. Trước hôm Khai hạ một ngày, người dân trong vùng Mường Bi gồm xóm Lầm, Lũy và ải tổ chức một cuộc đi săn thú rừng, lấy sản vật là thịt thú rừng săn bắn được như con nai, con hoẵng về làm lễ cúng thành hoàng làng. Ngoài việc săn thú, hàng năm, nhà lang chia một phần ruộng cho một gia đình trong xóm Lũy để cấy lúa thơm làm cỗ cơm cúng trong ngày khai hạ. Đó là một việc rất hệ trọng, gia đình đó phải có trách nhiệm chăm sóc lúa cho tốt để trước ngày khai hạ 2 hôm, gia đình phải tự nấu thành cơm làm cỗ cúng thành hoàng làng. Khi chuẩn bị xong cỗ lễ, thầy mo, lang, các ậu cùng toàn thể nhân dân trong vùng tiến hành đi rước bóng Quốc Mẫu Hoàng bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh từ bờ suối Lồ (nơi Quốc Mẫu Hoàng Bà bay về trời). Thầy mo thắp hương và khấn mời các vị thánh, thần về dự lễ hội với dân làng. Sau lễ cúng tế, mọi người tham dự cùng ăn uống vui vẻ và vui chơi hội suốt buổi chiều hôm đó. Chỉ sau lễ Khai hạ, người dân mới được phép vào rừng lấy củi, ra đồng bắt cá.

 

Hiện nay, lễ hội Khai hạ không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn hấp dẫn hàng chục nghìn du khách từ khắp các tỉnh. Chính vì vậy, để tiện cho việc tế lễ, đám rước sẽ đi đến sân vận động xã Phong Phú để tổ chức phần lễ tế và phần hội. Năm nay, khi đến với lễ hội, tôi chắc hẳn ai cũng đều có suy nghĩ như mình về một cuộc sống no đủ, yên bình của người dân nơi đây. Trước đây, chỉ trừ các lang, ậu và ông mo, còn ai khi đi dự lễ hội phải mang theo một gói cơm nắm, giờ đây, tập tục đó không còn, ngay từ sáng sớm, các mẹ, các chị duyên dáng trong bộ váy truyền thống của phụ nữ Mường đi vui hội.

 

Đúng 7h sáng mùng 8 tháng giêng sẽ tiến hành rước thành Hoàng từ miếu xóm Lũy đến sân vận động để thầy mo tiến hành tế lễ. Đồ tế gồm có thịt trâu, xôi trắng, đặc biệt là một con hoẵng săn được trong thời gian chuẩn bị lễ hội (nay thay bằng bò). Thầy tế xướng lên những lời văn khấn cổ cầu cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận, gió hòa, nhân dân bình an. Sau khi tế lễ xong, kiệu Thánh sẽ được rước trở về đền và làm lễ yên vị tại miếu. Đội rước được tổ chức long trọng với 20 nam thanh độ tuổi 18 trong đội cờ, 8 thanh niên mang bát bảo khí gồm có chùy, kích, rìu, giáo, đại đao, câu liêm, mâu và tay chùy. Ngoài ra còn có đội kiệu, dàn cồng chiêng, đoàn hộ tống kiệu..., tất cả đều mặc trang phục cổ truyền thống dân tộc Mường đối với nữ, nam mặc áo nâu, quần xanh chàm cùng với cồng chiêng, cờ ngũ sắc. Đội rước đi đến đâu có phường bát âm và dàn cồng chiêng hòa tấu rộn ràng.

 

Sau phần lễ, tất cả người dân trong vùng cùng du khách đều được tham gia các hoạt động trong phần hội, đó là các trò chơi gian dân, văn hóa, văn nghệ và thưởng thức ẩm thực dân tộc độc đáo. Trong tiếng chiêng rộn rã, chúng tôi lại cùng nhau tay trong tay hát múa với bà con trong vùng những bài hát, điệu múa bông truyền thống, cùng ngây ngất với men rượu cần và các món ăn mang hương vị riêng của người Mường: cá suối nướng, ếch nấu măng chua hạt dổi, thịt trâu lá lồm... Tiếng cười nối tiếp tiếng cười, trên bãi đất rộng, các chàng trai, cô gái cùng nhau thi bắn nỏ, ném còn, đánh mảng. Tiếng hò reo cổ vũ hòa chung với tiếng cồng báo hiệu người thắng cuộc càng làm cho không khí của lễ hội tươi vui hơn. Trong lời hát xắc bùa cầu cho năm mới gặp nhiều may mắn, các nam thanh, nữ tú trao nhau những lời hát thường rang bày tỏ tình cảm.

 

Lễ hội Khai hạ được tổ chức mỗi năm một lần với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi đường cày đầu tiên được mở cũng là mong ước cho mùa màng tươi tốt, vụ mùa bội thu.

 

 

                                                                     Hồng Nhung

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục