Kỷ lục châu Á mới - bánh Phượng Hoàng vũ lớn nhất. (Ảnh: Hạnh Long/Vietnam+)
Ngày 27/10, chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại cuộc hội ngộ lần này, 12 món ăn Việt Nam lần đầu tiên chính thức được xác lập kỷ lục châu Á được xướng tên, bao gồm phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún thang Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mỳ Quảng, phở khô Gia Lai, bánh Khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.
Tổ chức Kỷ lục châu Á đã căn cứ vào tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á xác lập kỷ lục châu Á cho 12 món ăn này.
Bên cạnh đó, sáu kỷ lục châu Á mới dành cho các kỷ lục gia, đơn vị sở hữu kỷ lục Việt Nam cũng được xác lập và công bố. Đó là nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - người sáng tạo ra âm nhạc CROR đã thực hiện thành công Quyển sách âm nhạc CROR độc đáo và sáng tạo được ấn loát với kích thước lớn nhất; nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà và thạc sỹ Phan Tôn Tịnh Hải với tác phẩm Phượng Hoàng vũ bằng bánh lớn nhất; nghệ nhân Ý Lan - người tìm ra nhiều màu cát tự nhiên nhất; nghệ sỹ Mai Đình Tới - người có nhiều nhạc cụ tự chế độc đáo nhất...
Tại chương trình, cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam tiếp tục chào đón 43 kỷ lục gia và đơn vị sở hữu kỷ lục mới, trong đó có 7 kỷ lục về môi trường. Các kỷ lục về văn hóa chiếm đa số, trong đó nổi bật là pho tượng Phật mẫu Đại Tuệ bằng đồng lớn nhất; công trình “Thuyết nhân quả” xây dựng trong Khu du lịch hồ Núi Cốc...
Giáo sư-tiến sỹ Trần Quang Hải và Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn (Bắc Ninh) được xác lập hai kỷ lục mới là người Việt Nam đầu tiên phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới và người đầu tiên phát động phong trào “Nghìn việc tốt” cho thiếu nhi vào năm 1963.
Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Văn Lượng, sinh năm 1957 tại Hải Phòng xác lập kỷ lục khi thực hiện 206 bộ phim truyền hình nhiều thể loại để nói về đề tài đất nước-con người biển đảo.
Anh Nguyễn Sơn Lâm, nạn nhân chất độc da cam (chỉ cao 90cm, nặng 27kg, đi lại bằng nạng gỗ) nhưng đã lên đến đỉnh núi Fansipan; nhiếp ảnh gia Nguyễn Á với quyển sách “Họ đã sống như thế” - quyển sách tập hợp nhiều ảnh nhất về người khuyết tật với 836 bức ảnh, 94 câu chuyện về 102 con người khuyết tật đáng kính về ý chí, về nghị lực cũng xác lập kỷ lục./.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh duy tri hoạt động thường xuyên của 1.915 đội tuyên truyền văn nghệ xã, phường, thị trấn và thôn, bản. Trong 9 tháng đã tổ chức được 6.750 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 1,3 triệu lượt người xem.
(HBĐT) - Sáng 25/10, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn và các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Như hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Mường cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất phát triển. Thổ cẩm Mường được đánh giá là một trong những sản phẩm đẹp nhất với những hoa văn tinh tế cầu kỳ.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban tổ chức cuộc thi của huyện đã trao giải cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu lịch sử 55 năm ngày thành lập huyện Tân Lạc (1957-2012). Cuộc thi được phát động từ tháng 8 đến tháng 10/2012. Cùng với các câu hỏi về chặng đường phát triển 55 năm của lịch sử huyện, còn có câu hỏi mở, nhằm tạo điều kiện để người dự thi bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận cũng như tình yêu đối quê hương Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong ngày hội, ngày lễ tết, các Mế, các Mảng, các ùn xúng xính trong áo Pắn váy đen, chiếc thắt lưng xanh cùng bộ xà tích bằng bạc. Đến ngày hội, bạn dễ dàng nhận ra các cô gái Mường Bi, Mường Vang trong màu áo Pắn trắng, xanh lơ; các cô gái Mường Thàng với màu áo xanh cô-ban; còn các cô gái Mường Động thì áo màu hồng. Những màu sắc ấy hoà vào nhau càng làm cho các cô thêm phần duyên dáng.
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) huyện Đà Bắc cho biết: Đà Bắc là huyện vùng cao, địa bàn đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mặt khác, cán bộ Ban VSTBPN huyện Đà Bắc làm công tác đa số phải kiêm nhiệm, cán bộ làm công tác VSTBPN ở các xã, thị trấn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện triển khai công tác bình đẳng giới (BĐG) đôi khi còn vướng mắc, khó khăn.