Nhân dân biểu diễn cồng chiêng trong ngày hội.

Nhân dân biểu diễn cồng chiêng trong ngày hội.

(HBĐT) - Ngày 16/2 (mùng 7 âm lịch), xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã tổ chức lễ hội chùa Chanh. Gần 1 vạn người trong xã, các xã lân cận và khách thập phương đã đến dự lễ hội.

 

Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần tại xóm Chanh, nơi có ngôi chùa thờ thượng đẳng thánh Ba Vì và các thần linh, thổ địa. Lễ hội được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm hoạt động rước kiệu và tục hèm đập đầu bò để tế lế thần linh do dân làng Chanh góp tiền mua. Người được giao trọng trách đập đầu bò là người có uy tín, sức khỏe trong làng, đập một nhát con bò phải ngã gục mới linh thiêng.

 

Nhân dân trong làng về dự hội cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, người dân khoẻ mạnh, xóm làng yên vui, hạnh phúc. Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: đánh đu, ném còn, kéo co, hát đối, thường rang, bọ mẹng, bập bênh, biểu diễn cồng chiêng và đánh bóng chuyền. Lễ hội cũng được người dân trong xã coi như hội xuống đồng. Sau ngày vui hội, mọi người cùng xuống đồng cấy lúa vụ chiêm-xuân.

 

                                                                                           

                                                                                     Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Phong cảnh trên hồ Hòa Bình luôn hấp dẫn du khách.
Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan được xây dựng năm 2009 tại xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong.
Trong các cuộc vui, dịp Tết, lễ hội trong tỉnh  không thể thiếu vò rượu cần.
Đại diện các ban, ngành, đoàn thể đến thăm hỏi, chúc mừng Giáo xứ Hòa Bình dịp lễ Giáng sinh đón chào năm mới 2013.

Trên 3.000 người tham dự lễ hội xuống đồng xã Xuân Phong

(HBĐT) - Ngày 15/2 (mùng 6 Tết), xã Xuân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ hội Xuống Đồng.

Phật giáo tỉnh phát huy truyền thống “hộ quốc - an dân”

(HBĐT) - Tạm xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường, chúng tôi có mặt tại chùa Hoà Bình Phật Quang Tự vào một ngày cuối năm. Khác với những ngày rằm, mồng một, quang cảnh chùa vắng vẻ, tĩnh lặng hơn. Thắp nén nhang thơm, chắp tay trước đức Phật cầu mong cho gia đình, người thân luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn phát tài. Bất kỳ ai đứng trước đức Phật đều trang nghiêm, thanh tịnh, cảm thấy tâm hồn tĩnh tại, hướng đến điều thiện.

Khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2013

(HBĐT) - Ngày 13/2 (ngày mồng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2013. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão; lãnh đạo một số huyện trong, ngoài tỉnh và đông đảo phật tử, du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.

Độc đáo điệu keeng loóng của người thái Mai Châu

(HBĐT) - Đã 3 mùa hoa mận, hoa đào đua nhau khoe sắc trên khắp các bản làng của huyện vùng cao Mai Châu cũng là 3 năm chúng tôi chọn chuyến du xuân đầu tiên là đến với lễ hội Xên bản, Xên mường của đồng bào dân tộc Thái để được đắm mình vào các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà ở đó không thể thiếu màn keeng loóng rộn rã lòng người của các cô gái Thái duyên dáng, nết na như mời gọi du khách hãy nhớ, hãy thương một miền sơn cước thanh bình, tươi đẹp.

Đón Tết cùng người Mường ở thủ đô

(HBĐT) - Khi người Kinh sửa soạn cúng ông Công, ông Táo là lúc người Mường, (xã Yên Trung, Thạch Thất - Hà Nội) háo hức đi chợ phiên, say mê đánh cồng chiêng, mời ông bà, tổ tiên về đón Tết. Xuân về, trên những con đường men chân núi, người Mường khắp 7 thôn rộn ràng đi chợ. Người gánh gồng, người thồ xe, người đi bộ, tiếng cười nói dội vào vách núi vang lên lanh lảnh. Thấm thoắt đã tròn 4 năm trở thành công dân thủ đô nhưng người Mường xã Yên Trung vẫn giữ nguyên những nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết...

Tản mạn về năm hết, Tết đến

(HBĐT) - Năm hết, tết đến - đó là câu nói mà tôi nghe được lần đầu từ miệng bố tôi, sau cái thở dài của ông, với tâm trạng lo lắng trước bao việc cần làm và những nhu cầu mua sắm cho ngày tết đã cận kề. Chồng đi cày, vợ đi cấy, con cái đông lại đang tuổi ăn học. Đó cũng là gia cảnh chung của nhiều gia đình trong cái làng Mường nhỏ bé bên sông Đà này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục