Trò chơi đánh đu được các tràng trai, cô gái biểu diễn khai hội tại lễ hội Đu Vôi.
(HBĐT) - Ngày 17/2 (ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch), tức ngày mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường, Mường Vôi, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tổ chức lễ hội Đu Vôi 2013. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Lạc Sơn và đông đảo bà con nhân dân khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội đu Mường Vôi đã có trên 100 năm. Hội mang đậm nét bản sắc văn hoá của người Mường Vôi nói riêng và của bà con dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn nói chung. Do chiến tranh, hội đu Mường Vôi đã có một thời gian bị gián đoạn không được tổ chức, nhưng đến nay, hội đu Mường Vôi lại được khôi phục và tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần với nhiều hoạt động đa dạng phong phú, trong đó nổi bật là đánh đu, ném còn và các trò chơi dân gian quen thuộc khác.
Lễ hội đu Mường Vôi 2013 được tổ chức ngắn gọn trong một ngày với 2 phần: phần lễ (gồm dâng hương cúng thành hoàng làng, đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội) và phần hội (tổ chức thi đấu và giao lưu các trò chơi: đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh bóng chuyền, đánh mảng và đẩy gậy). Đặc biệt, trong lễ hội đu Vôi còn có những nghệ nhân hát đúm, rằng thường để cổ vũ khích lệ ngày hội và chúc mọi người, mọi nhà có một mùa xuân mới may mắn, no đủ. Ngoài ra, lễ hội đu Vôi năm nay còn có sự tham gia của một số nghệ nhân trong và ngoài huyện, biểu diễn các tiết mục đặc sắc như đánh cồng chiêng, độc tấu nhạc cụ dân tộc truyền thống như sáo, nhị, đàn bầu…
Nghi lễ hạ cột đu vào ngày mùng 7 khai hạ có ý nghĩa hết sức đặc biệt, quan niệm năm nào cột đu đổ vào làng là năm đó cả làng no đủ, mọi sự tốt lành. Lễ hội đu Vôi được duy trì không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hoá mà đây còn là dịp để con em quê hương và mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất.
* Cùng ngày, tại xóm Vành, xã Yên Phú cũng tổ chức lễ hội mái đá làng Vành năm 2013.
Xóm Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn), nằm ở phía cực tây của dãy núi Trắng. Nơi đây có “Mái đá làng Vành” là di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia, rất có giá trị lịch sử và khoa học. Nhiều địa danh như: núi Trắng, núi Vành đã được nhắc đến nhiều lần trong sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường.
Lễ hội “Mái đá làng Vành” được tổ chức 3 năm một lần với nhiều hoạt động phong phú như: phần lễ, tổ chức rước thần, bụt từ mái đá về sân làng Vành để vui hội cùng nhân gian và chứng kiến đường cày đầu tiên của người dân trong làng; phù hộ cho dân làng một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Phần hội (tổ chức thi đấu và giao lưu 6 môn thể thao và trò chơi như: đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh bóng chuyền, đánh mảng và đẩy gậy.
Hồng Duyên
(HBĐT) - “Mặt sông như tấm lụa trời/ Mưa sa xuống nước/ Ngỡ trời thêu hoa...” - Tôi lẩm nhẩm đọc mấy câu tạp bút của một người bạn cũ. Cảm giác thật phiêu diêu khi đắm mình trong mênh mang sông nước lòng hồ những ngày cuối mùa đông. Quên cả gió lạnh. Quên cả cái ướt át như có như không của cơn mưa phùn. Tiếng sóng vỗ ì oạp mà tôi cứ ngỡ mình nghe được âm thanh mùa xuân đang gõ nhịp lên mạn thuyền…
(HBĐT) - Đây là xác tàu chiến của thực dân Pháp bị quân và dân ta bắn chìm trên sông Đà tại trận đánh Lạc Song... Đây là xác xe tăng bị Anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt trong trận phục kích ở dốc Giang Mỗ tháng 12/1951... Trải qua 60 năm kể từ khi Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi (1952 - 2012), âm vang của quá khứ hào hùng vẫn hiện hữu sống động qua những hiện vật lịch sử đã nhuốm màu thời gian. Mỗi hiện vật là một thước phim tài liệu không bao giờ phôi phai giá trị, gắn liền với một câu chuyện mà giờ đây được nghe kể lại, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng sẽ cảm thấy tự hào.
(HBĐT) - “Đêm rượu cần bản làng mình, ai chưa say là chưa vui, ngôi nhà sàn nghiêng ngả, chuếnh choáng trong mặt người... Chum rượu nồng khao khát, niềm vui ta vơi đầy... Nào ta vít cần trúc, uống niềm vui vui cho say, niềm vui càng càng san sẻ, chớ để say say một người, đêm rượu cần bản làng mình, ai chưa say là chưa vui”... Những lời hát da diết trong bài “Bên chum rượu cần” của nhạc sĩ Trần Vương vang xa từ ngôi nhà sàn đầu bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã khiến nhóm bạn ở Hà Nội của tôi tò mò, háo hức được mục sở thị, được đắm mình trong men say của núi rừng Tây Bắc.
(HBĐT) - Có mặt tại khu vực chuẩn bị xây nhà thờ mới của Giáo xứ Hòa Bình (cạnh quốc lộ 6) vào thời điểm đồng bào Công giáo đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh đón chào năm mới 2013 có lẽ không chỉ riêng tôi mà mọi người đều có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi đây. Trong giây phút thiêng liêng thiên Chúa giáng sinh, mỗi người đều cầu mong cuộc sống luôn được hạnh phúc, an lành.
(HBĐT) - Ngày 15/2 (mùng 6 Tết), xã Xuân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ hội Xuống Đồng.
(HBĐT) - Tạm xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường, chúng tôi có mặt tại chùa Hoà Bình Phật Quang Tự vào một ngày cuối năm. Khác với những ngày rằm, mồng một, quang cảnh chùa vắng vẻ, tĩnh lặng hơn. Thắp nén nhang thơm, chắp tay trước đức Phật cầu mong cho gia đình, người thân luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn phát tài. Bất kỳ ai đứng trước đức Phật đều trang nghiêm, thanh tịnh, cảm thấy tâm hồn tĩnh tại, hướng đến điều thiện.