Đội tuyên truyền xã Thu Phong (Cao Phong) biểu diễn tiểu phẩm

Đội tuyên truyền xã Thu Phong (Cao Phong) biểu diễn tiểu phẩm "Sức ép tông đường" tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn hóa từ mỗi gia đình.

(HBĐT) - Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa (2007 - 2012) toàn huyện Cao Phong có 8.082 hộ đạt văn hóa, trong đó có 123 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Mỗi người dân đã có ý thức rõ tầm quan trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.

 

Thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá giai đoạn 2007- 2012, Ban chỉ đạo huyện Cao Phong hàng năm đều tổ chức đánh giá phong trào trên các lĩnh vực, tổng kết hoạt động, hướng dẫn cơ sở thường xuyên đôn đốc, kiểm tra bình chọn công nhận các danh hiệu văn hóa theo đúng quy định. Kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào. Đến nay, 100% xã, thị trấn, KDC đã đưa các tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết HĐND phát triển KT-H hàng năm để tập trung thực hiện. Trong  5 năm, các hộ gia đình, làng, KDC ở Cao Phong luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, gắn với  các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa vào quy ước, quy chế dân chủ cơ sở được nhân dân tự nguyện ký kết thực hiện. Từ đó đã hạn chế được các tiêu cực và TNXH. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT phát triển rộng khắp,  văn hóa truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và phát huy, cảnh quan môi trường được cải thiện, từng bước xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Cộng đồng dân cư xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa như gia đình hộ ông Lê Chí Đỗ ở xóm Nam Sơn xã Thu Phong. Vốn xuất thân ở một vùng quê có truyền thống hiếu học, ở huyện Hằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa hai vợ chồng ông lên Hòa Bình lập  nghiệp từ năm 1965. Ông Đỗ luôn dạy con cháu phải biết chăm chỉ lao động, học tập để trở thành những người có ích cho xã hội. Gia đình ông có 5 người con của ông giờ đã trưởng thành và đều thành đạt. Gia đình luôn vui sống hòa thuận và đươc hàng xóm láng giềng tin yêu. Nhiều năm nay, gia đình ông Đỗ luôn đạt gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện cao Phong và được UBND tỉnh tặng bằng khen. Một điển hình khác là gia đình ông Tạ Đình Đào, ở khu 5 thị trấn Cao Phong. Vốn là một hộ làm nông nghiệp, với bản chất cần cù, chịu khó, gia đình ông Đào luôn tích cực cải tạo vườn tược và nhận đất của nông trường Cao Phong về trồng cây ăn quả. Hiện nay, nhà ông có gần 5 ha cam trồng cam, quýt mỗi năm thu hàng tỷ đồng. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, ông Đào luôn chăm lo dạy con cái phải nỗ lực học tập lao động, xây dựng gia đình hòa thuận ấm no, hạnh phúc. Bản thân ông nhiều năm liền được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng KDC. Với cương vị trách nhiệm được giao ông thường xuyên vận động tuyên truyền bà con nắm bắt và tham gia phong trào xây dựng KDC văn hóa, gia đình văn hóa. Thông qua đó, nhân dân khu 5 đã đóng góp xây dựng đươc nhà văn hóa. Hiện nay, khu 5B đang làm hồ sơ để được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.

         

   

Đồng Nguyễn Quang Huy, Phó Phòng VH&TT huyện Cao Phong cho biết: trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân trong huyện, tạo  khối đoàn kết, thống nhất đưa CVĐ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Cao Phong ngày càng phát triển rộng khắp, nâng cao chất lượng. Từ đó, phát huy được quy chế dân chủ ở cơ sở ổn định chính trị góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa của mỗi gia đình đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm bản sắc dân tộc. Bằng nội lực của mình, Cao Phong đã và đang quyết tâm lấy thành quả xây dựng văn hóa làm động lực phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

                                                                          Lưu Kỳ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bán hàng ngay dưới biển “cấm bán hàng” tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.
Chị em phụ nữ xóm Gò 2 với phần trình diễn trang phục dân tộc nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người xem.
Du khách tham quan động thác Bờ khi đến với lễ hội đền Bờ năm 2013.

Độc đáo nghề chế tác đá cảnh ở Lạc Thủy

(HBĐT) - Những năm gần đây, làng nghề chế tác đá cảnh đang từng bước được hình thành tại xã Phú Thành (Lạc Thủy). Dọc theo QL 21 từ xã Phú Thành đến trung tâm huyện, không khó để nhận ra con đường đá cảnh ở thôn Sỏi, nơi nổi tiếng với những tác phẩm tạo hình từ đá tự nhiên. Từ xa, các thế đá nhấp nhô, đủ hình dáng. Nhiều nông dân đã trở thành những tỷ phú nhờ những hòn đá vô tri vô giác.

Thi tìm hiểu NQ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI 

(HBĐT) - Ngày 6/3, Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức Hội thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI. Tham dự hội thi có 30 thí sinh đến từ 6 chi hội phụ nữ trong toàn thị trấn.

Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khến tổ chức thi “Cán bộ Hội giỏi” 

(HBĐT) - Ngày 7/, Hội LHPN thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) tổ chức hội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi” năm 2013.

Huyện Cao Phong, Tân Lạc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khoá VIII

(HBĐT) - Sáng 7/3, Huyện uỷ Cao Phong tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Báo Hòa Bình tổ chức gặp mặt nữ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Chiều 6/3, Ban biên tập Báo Hoà Bình đã tổ chức gặp mặt chị en phụ nữ trong cơ quan nhân dịp kỷ niệm 103 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.

Âm vang tiếng cồng Mường Thàng

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Dân, Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Cồng chiêng Mường Thàng mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn và lưu giữ đến ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục