Nhà văn hóa được xây dựng khang trang tạo thuận lợi cho xóm Bin tổ chức các hoạt động cộng đồng.

Nhà văn hóa được xây dựng khang trang tạo thuận lợi cho xóm Bin tổ chức các hoạt động cộng đồng.

(HBĐT) - Được cấp bằng công nhận làng văn hóa cấp tỉnh từ năm 2000 đến nay, hơn 10 năm qua, đời sống nhân dân xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên, nếp sống văn hóa vẫn luôn được người dân duy trì. Hiện, xóm Bin có 184 hộ với 780 khẩu. Để có được thành tích nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu chính nhờ có sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng làng văn hóa - ông Bùi Văn Tuyển, Bí thư chi bộ xóm Bin cho biết.

 

Quy ước, hương ước của làng được xây dựng và thực hiện từ năm 1997, qua từng năm làng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Năm 2005, thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, làng có quy định ăn cỗ tập trung vào một ngày, ngày ăn hỏi, đón dâu chỉ tổ chức tiệc ngọt và không có thuốc lá. Đám cưới đầu tiên thực hiện theo quy định trên là của gia đình Trưởng xóm Bin Bùi Văn Hòa. Gia đình anh đã tổ chức đám cưới đơn giản, tiết kiệm, ấm cúng và vẫn giữ được bản sắc, truyền thống của dân tộc. Học Trưởng xóm, người dân đều tổ chức đám cưới theo quy định của làng. Đối với việc tang lễ, làng có quy định trong 24h phải đưa người đã mất đi khâm liệm tại nghĩa địa của làng, vận động nhân dân không được chôn cất tại vườn. Nếu gia đình nào không thực hiện thì ban tang lễ của làng sẽ không đứng ra tổ chức, chôn cất. Từ đó đến nay, chưa có gia đình nào làm trái với hương ước, quy ước của làng. Để có được sự đồng thuận đó, trước tiên, chính những người đứng đầu của làng phải gương mẫu đi đầu như đám cưới của Trưởng xóm Bùi Văn Hòa và điều quan trọng đó là trước khi triển khai bất cứ quy định gì, xóm đều tổ chức họp lấy ý kiến biểu quyết của nhân dân, sau đó mới quyết định áp dụng. Nhờ đó, người dân tuân thủ nghiêm túc theo quy ước, hương ước của làng cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu là trong chương trình xây dựng NTM, nhân dân đều tự nguyện hiến đất làm đường GTNT, giao thông nội đồng, quy hoạch nghĩa địa, nhà văn hóa... việc vận động, tuyên truyền trở nên thật đơn giản.

 

Là một xóm thuần nông, bên cạnh việc trồng trọt, người dân đã đầu tư nhiều vào chăn nuôi. Bên cạnh đó, xóm Bin được đánh giá là một trong những xóm làm tốt công tác dân số của xã, huyện, từ năm 1995 đến nay chưa có trường hợp nào sinh con thứ 3. Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, hoạt động VH-VN, TD-TT quần chúng luôn được duy trì và phát triển. Tiêu chí làng văn hóa không có cặp vợ chồng ly hôn được giữ vững, không có trường hợp tảo hôn. Tổ hòa giải xóm đã hoạt động tích cực, xóm không có đơn, thư khiếu nại vượt cấp, không có TNXH. Từ đó, đời sống ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2013, xóm phấn đấu đạt 14,5 - 15 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm từ 38% (năm 2011) xuống còn 17,4% (năm 2012). 100% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn, xe máy và có công trình phụ hợp vệ sinh.

 

 

                                                                              H.N

 

 

Các tin khác

Tùng Dương, Uyên Linh, Mỹ Linh sẽ cạnh tranh trong hạng mục Ca sĩ của năm - Ảnh: Diệp Đức Minh - Độc Lập
Các cụ ở Đồi Thung họp mặt.
Những quán hàng trong sương trên đỉnh đèo Thung Khe.
Không có hình ảnh

Thi vẽ tranh chủ đề “Cao Phong quê em - hôm nay, ngày mai”

(HBĐT) - Ngày 15/3, huyện Cao Phong đã tổ chức thi vẽ tranh trên giấy và trên nền sân xi-măng cho học sinh tiểu học, THCS với chủ đề “Cao Phong quê em hôm nay, ngày mai”. Tham dự cuộc thi có 109 học sinh đến từ 27 trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện. Trong đó, dự thi vẽ tranh trên giấy có 39 thí sinh khối tiểu học, 42 thí sinh khối THCS; vẽ tranh trên nền sân xi-măng có 28 thí sinh khối THCS.

Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 15/3, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh Sơn La, Điện Biên và TP Hà Nội; cán bộ, công chức, viên chức của ngành qua các thời kỳ.

Đà Bắc: Thi vẽ tranh học sinh THCS về chủ đề môi trường

(HBĐT) - Sáng 12/3, tại trường THCS thị trấn Đà Bắc, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức thi vẽ tranh cho học sinh THCS năm học 2012 -2013.

Xên Mường - lễ hội đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu

(HBĐT) - Cùng với nhiều dân tộc khác trong tỉnh, lễ hội “xên bản - xên Mường” của dân tộc Thái huyện vùng cao Mai Châu có từ lâu đời. Đặc biệt dưới ánh sáng của Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội xên bản - xên Mường đã được khôi phục cơ bản nguyên vẹn các phong tục, mang đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu.

Cao Phong xây dựng đời sống văn hóa từ mỗi gia đình

(HBĐT) - Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa (2007 - 2012) toàn huyện Cao Phong có 8.082 hộ đạt văn hóa, trong đó có 123 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Mỗi người dân đã có ý thức rõ tầm quan trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.

Kiến ngạat

(HBĐT) - Vào cữ cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch là lúc cây cối đã hoàn tất quá trình nẩy lộc, đâm chồi, con người vẫn thường gọi quá trình ấy là mùa xuân. Xuân tiết tràn trề sinh lực thúc giục muôn loài có mặt trong những cánh rừng. Lớn là con nai, con hoẵng, bé là con ong, con bướm, con kiến toả đi các ngả rừng mà ăn lộc, hút mật về tổ, đẻ trứng, nuôi con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục