Lễ hội chùa Tiên - Phú Lão được tổ chức vào dịp đầu xuân là điểm nhấn trong phát triển du lịch của huyện Lạc Thủy. Ảnh: Cẩm Lệ.
(HBĐT) - Lạc Thủy là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động nhằm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Để tạo đà cho mùa lễ hội du lịch 2013, huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội hoá, tôn tạo các di tích và ổn định lại công tác tổ chức, hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn với du khách gần, xa. Trên địa bàn huyện hiện có 4 di tích cấp quốc gia gồm: chùa Tiên, Nhà máy in tiền đầu tiên, hang Luồn, hang Đồng Thớt và 7 di tích cấp tỉnh cùng nhiều di tích có quyết định bảo vệ của UBND tỉnh. Các loại hình du lịch phong phú gồm: thắng cảnh tự nhiên, di tích lịch sử cách mạng, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Trong đó, quần thể di tích chùa Tiên tại xã Phú Lão là điểm nhấn mang lại hiệu quả kinh tế tại xã Phú Lão là điểm nhấn mang lại hiệu quả kinh tế và tiềm năng cho huyện. Đây là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia với 17 điểm động gồm: quán Trình, đền Mẫu, chùa Tiên và 14 động tự nhiên tuyệt sắc như: Tam Tòa, Linh Sơn, Suối Bạc, Mẫu Long. Bà Đinh Thị Bình, Phó BQL các khu di tích huyện Lạc Thủy cho biết: Từ mùa lễ hội du lịch năm 2012, Lạc Thủy đã có nhiều thay đổi trong việc tổ chức bộ máy quản lý các di tích, cụ thể như thành lập BQL di tích của huyện trực tiếp quản lý các di tích thay cho từng địa phương quản lý như trước kia. Đội ngũ thuyết minh, hướng dẫn viên tại chỗ đã được bồi dưỡng thêm các kiến thức cơ bản để đáp ứng yêu cầu của công việc. Nhờ đó, công tác tổ chức, hướng dẫn du khách tham quan được tiến hành bài bản và chặt chẽ hơn.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, huyện đã xây dựng đề án phát triển các vùng du lịch từ năm 2005. Trong đó, xác định đa dạng các ngành nghề dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch. Tiến hành từng bước quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2015, doanh thu từ du lịch - dịch vụ chiếm 39,5% tổng thu nhập và đón 80.000 lượt khách tham quan. Hiện nay, huyện đang từng bước khai thác 3 điểm du lịch chính: chùa Tiên, xã Phú Lão, Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa, đền Niệm tại xã Phú Thành. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở khu du lịch chùa Tiên đã hoàn thành đầu tư đường giao thông 2 làn xe, có điện chiếu sáng. Khu đồn điền Chi Nê cũng đang tập trung đầu tư với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Trong năm 2012, Lạc Thủy đã thu hút trên 25.000 lượt khách đến thăm quan, nâng giá trị ngành du lịch, dịch vụ toàn huyện đạt 366.280 triệu đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Đồng chí Đinh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện nay, Lạc Thủy đang từng bước khai thác 3 điểm du lịch chính là chùa Tiên (xã Phú Lão), Nhà máy in tiền (xã Cố Nghĩa) và đền Niệm (xã Phú Thành). Vì vậy, để ngành du lịch của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong mùa lễ hội du lịch 2013, huyện tiếp tục chỉ đạo BQL di tích thực hiện nghiêm túc các quy định đã đề ra. Trong đó tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên du lịch, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng. Tổ chức trùng tu, tôn tạo các di tích hiện có, đặc biệt là chùa Tiên. Kêu gọi các nhà đầu tư tích cực khai thác thế mạnh, tiềm năng. Coi trọng công tác quảng bá thông tin các điểm du lịch của huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó là đảm bảo ANTT, VSMT, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa tình trạng ăn xin, cờ bạc trá hình tại các vùng du lịch. Công tác hướng dẫn khách thăm quan được các hướng dẫn viên hướng dẫn bài bản, chặt chẽ. Tăng cường chất lượng phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí, đặc biệt là phải tạo được nhiều thiện cảm cho khách du lịch đến tham quan là vấn đề quan trọng nhất.
Hiện nay, huyện đang tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển các vùng du lịch trọng điểm, trong đó, nâng cao chất lượng những sản phẩm du lịch, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tiếp tục đưa ngành công nghiệp không khói của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Lưu An
(HBĐT) - Một sáng tháng giêng, mưa xuân lắc rắc nhẹ, bước lên con tàu. Đúng 9 giờ sáng tàu nhổ neo, đứng trên boong tàu, lòng hồ sông Đà một màu xanh mênh mông, lòng hồ chứa đựng trên 9 tỷ m3 nước quanh năm. Hồ rộng quá, nước xanh biếc, hai bên bờ núi nhấp nhô một màu xanh của cây cối, tạo nên một thế giới xanh tuyệt đẹp. Mặt hồ buổi sáng xuân khá phẳng lặng, những con chim én, chim nhạn bay lượn là là trên mặt nước rồi vụt bay lên cao, những chiếc thuyền con trông xa như những chiếc lá tre đang gõ mạn thuyền làm nghề - cảnh thật thanh bình, thơ mộng. Xa xa tầm nhìn trước mũi con tàu chừng vài trăm mét, mây trắng, sương mù là xuống mặt nước làm cho cảnh hồ mơ mơ, thực thực. Những quả đồi đứng dìm chân dưới nước in bóng xuống lòng hồ, gần trưa, nắng vàng trải lên đỉnh núi, đồi cây.
(HBĐT) - Ngày 15/3, huyện Cao Phong đã tổ chức thi vẽ tranh trên giấy và trên nền sân xi-măng cho học sinh tiểu học, THCS với chủ đề “Cao Phong quê em hôm nay, ngày mai”. Tham dự cuộc thi có 109 học sinh đến từ 27 trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện. Trong đó, dự thi vẽ tranh trên giấy có 39 thí sinh khối tiểu học, 42 thí sinh khối THCS; vẽ tranh trên nền sân xi-măng có 28 thí sinh khối THCS.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh Sơn La, Điện Biên và TP Hà Nội; cán bộ, công chức, viên chức của ngành qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Sáng 12/3, tại trường THCS thị trấn Đà Bắc, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức thi vẽ tranh cho học sinh THCS năm học 2012 -2013.
(HBĐT) - Cùng với nhiều dân tộc khác trong tỉnh, lễ hội “xên bản - xên Mường” của dân tộc Thái huyện vùng cao Mai Châu có từ lâu đời. Đặc biệt dưới ánh sáng của Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội xên bản - xên Mường đã được khôi phục cơ bản nguyên vẹn các phong tục, mang đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu.
(HBĐT) - Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa (2007 - 2012) toàn huyện Cao Phong có 8.082 hộ đạt văn hóa, trong đó có 123 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Mỗi người dân đã có ý thức rõ tầm quan trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.