Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà sàn người Mường.

Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà sàn người Mường.

(HBĐT) - Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường (Hòa Bình) lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.

 

Bếp chính được đặt ở pên cloong (bên trong) và pên đượi (bên dưới nhà sàn). Nơi đây ít có cửa voóng (cửa sổ) và gần vại nước (khạp khau). ở gian ngoài, gian khách cũng có một bếp phụ ở pên đượi (bên dưới). Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng... và đun nước pha trà. Trên bếp lò chính ở gian trong, người ta làm một cái giá to và vững chắc (khưa) để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: ngô giống, lúa giống và sấy khô thịt trâu, bò. Lò bếp là một cái khung hình vuông, cũng có thể là hình chữ nhật rộng chừng hơn 1m2, ghép bằng những tấm ván dày, bên trong có nện đất, đặt ngay trên mặt sàn. Trong lò bếp người Mường, dù cho đến khi có kiềng sắt, người ta vẫn dùng ba hòn nục (còn gọi là ba ông đầu rau - người Kinh). Ba hòn nục tượng trưng cho vua bếp (bua bêp). Việc dâng cúng vua bếp, người dân làm vào các dịp có nấu nướng lớn, còn mâm cúng không nhất thiết đặt cạnh bếp lò, có thể đặt ở ôông côông (thần thổ địa).

 

Điều đặc biệt, người Mường rất cẩn thận trong sử dụng bếp, tuyệt đối kiêng kỵ không được làm ô uế lò bếp. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.

 

Thường người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ấm. Ngọn lửa ấm áp của bếp nhà sàn thể hiện nét sinh hoạt văn hoá đoàn kết, ấm cúng và thân thiện của bà con dân tộc Mường đã được lưu giữ qua bao thế hệ từ hàng trăm năm nay.

 

Nếu một lần đặt chân đến Hòa Bình chắc hẳn bạn sẽ bị hút hồn bởi kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà sàn của người Mường nơi đây. Có một điều đặc biệt, những ngôi nhà sàn của người Mừng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Bởi họ quan niệm, xây nhà như thế sẽ để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng.

Cấu trúc một ngôi nhà sàn của người Mường thường được thiết kế như sau: Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Nguyên liệu cơ bản được bà con sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ, thường là các loại gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát... Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách... Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được chôn xuống đất nhưng cũng có nơi dùng các hòn đá tảng để kê. Vì chân cột nhà sàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm - 1m nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.

 

Theo phong tục của người Mường khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Theo quan niệm của người Mường, số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào - ra - vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.

 

Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhà sàn của người Mường, thì đó là những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôi nhà sàn đặc trưng từ cổ kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thành nên nhà sàn nó lại mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng nghìn năm không thay đổi.

 

Ngoài ra, nhà sàn còn có sạp nước và sạp phơi. Sạp nước là một bộ phận rất cần thiết và không tách rời của nhà sàn Mường cổ truyền. Đó là một cái sạp được làm bằng tre già nguyên cây hoặc loại bắp ván gỗ tốt như nghiến, trai..., cũng có thể làm bằng gỗ tròn. Sạp được làm thấp hơn sàn nhà chính thường từ 20-30 cm. Sạp là nơi dựng các ống bương to để vác nước, chum đựng nước, vại đựng nước, đá mài dao và các dụng cụ nấu bếp như xoong nồi, dao rựa, thớt, chậu rửa, đồng thời cũng là nơi chế biến thức ăn trước khi đem lên bếp để đun nấu. Còn sạp phơi được dựng phía ngoài cửa voóng, tránh voóng tôông. Nó chính là cái sân trời của ngôi nhà sàn nên nó được làm chắc chắn bằng những thứ vật liệu tốt. Sạp phơi thường được làm rộng rãi và chắc chắn nên ngoài việc phơi khô nông sản, sạp còn là nơi kéo sợi vào đêm trăng, nơi trái gái ngồi hát thường rang, bộ mẹng, hát ví, nơi các mế ngồi kể truyện cổ, truyện thơ cho con trẻ nghe, khi quá đông khách còn có thể dọn mâm cỗ ngoài trời.

 

Ở giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn của người Mường vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường hàng nghìn năm qua.

 

 

                                                                         HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
BTC trao giấy khen cho các thí sinh đạt giải tại hội thi.
Một phần tốt đẹp của tục làm vía chính là sự cố kết cộng đồng.
Đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn tặng sách cho điểm bưu điệm văn hóa xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình).

Độc đáo các cách ăn chua của người Thái Tây Bắc

(HBĐT) - Có lẽ người miền xuôi lên Tây Bắc nào đó quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây.

Hương vị ẩm thực Tây Bắc

(Tiếp theo và hết)

Đặc sắc du lịch văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Là cái nôi của người Mường cổ, mảnh đất Hòa Bình được biết đến với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nơi quy tụ gần 200 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có 64 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Cùng với đó là trên 50 bản, làng du lịch – văn hoá, đều là những nơi được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Đây là lợi thế cho du lịch văn hóa Hòa Bình hấp dẫn du khách thập phương – Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó giám đốc Sở VH – TT & DL chia sẻ về tiềm năng của ngành du lịch Hòa Bình hiện có.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về gia đình, thực hiện tốt Chỉ thị 49 của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”

(HBĐT) - Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các TNXH, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(HBĐT) - Chiều 27/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do đồng chí Trần Đình Đàn, nguyên UV BCH T.Ư Đảng, nguyên UV BTV Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, UV BTV Đoàn chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm trưởng đoàn.

Hội thi văn hóa gia đình tỉnh năm 2013

(HBĐT) - Ngày 26/6, Sở VH, TT & DL phối hợp với huyện Tân Lạc tổ chức Hội thi văn hóa gia đình tỉnh năm 2013. Dự hội thi có 20 gia đình tiêu biểu đến từ 11 huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục