Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi do Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam đầu tư đáp ứng nhu cầu của du khách. Ảnh: HL
(HBĐT) - “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, câu ca của người Mường xưa đã toát lên 4 vùng Mường lớn của tỉnh. Mường Động - huyện Kim Bôi là huyện miền núi có diện tích tự nhiên 55.103,38 ha, dân số 114.015 người, gồm 4 dân tộc (Mường, Kinh, Dao, Thái) cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 80%. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn với 203 thôn, bản, tổ dân phố. Những năm qua, Đảng bộ huyện luôn chú trọng gắn phát triển văn hoá đi đôi với tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.
Xác định thế mạnh của huyện là phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ, huyện đã xây dựng nhiều đề án đem lại hiệu quả thiết thực như: đề án dồn điền - đổi thửa, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao, cứng hoá đường gtnt, phát triển du lịch, chăn nuôi, giảm nghèo... Trong nửa nhiệm kỳ 2010 - 2015, diện tích gieo trồng bình quân hàng năm 18.200 ha. Huyện đã cơ bản hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông nghiệp như: vùng trồng nhãn (Sơn Thuỷ, Bắc Sơn), vùng trồng ngô, mía (Mỵ Hoà, Sào Báy, Nam Thượng, Tú Sơn), vùng lúa năng suất cao ở các xã trung tâm huyện... Chăn nuôi được đầu tư phát triển đa dạng về chủng loại, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong, ngoài huyện. Nhiều mô hình điển hình cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi nhím, lợn rừng, hươu sao... Huyện đã cơ bản xây dựng được nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.192,1 tỉ đồng. Kim Bôi được biết đến là một trong những vựa lúa của tỉnh với năng suất đạt cao. Hàng năm, nhân dân trồng được 1.498 ha rừng. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 200,4 tỉ đồng. TTCN được quan tâm phát triển. Toàn huyện có 186 doanh nghiệp, hộ SX-KD dịch vụ, TTCN, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động. Một số cơ sở đầu tư và khai thác, chế biến nông-lâm sản, khai thác đá, sản xuất gạch, đáp ứng thị trường tiêu dùng.
Với phương châm phát triển du lịch gắn với văn hoá, huyện chú trọng quảng bá với nhiều hình thức như: tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nghiên cứu đổi mới, đa dạng các sản phẩm du lịch; phát hành cuốn “Người Mường Kim Bôi”. Đồng thời, khảo sát xây dựng các tua, tuyến, sản phẩm du lịch mới; sưu tầm các cổ vật văn hoá, xây dựng mô hình hoạt động văn hoá, điểm sinh hoạt văn hoá lành mạnh... tạo điểm nhấn có tính bản sắc của văn hoá Kim Bôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 di tích được xếp hạng, trong đó, 1 di tích cấp quốc gia (khu mộ cổ Đống Thếch), 13 di tích cấp tỉnh, quản lý, lưu giữ những hiện vật có giá trị văn hoá và khảo cổ (trống đồng, đồ dùng gia đình). Ngoài ra, toàn huyện còn có trên 1.480 chiếc cồng chiêng được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức. Lồng ghép từ nhiều nguồn vốn, huyện đã ưu tiên trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể; xây dựng, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú. Trên địa bàn huyện hiện có 5 khu du lịch, danh lam thắng cảnh, 25 khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Năm 2012 có 120.156 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng, doanh thu đạt trên 8,5 tỉ đồng. 9 tháng năm 2013 đã có 75.786 lượt khách tham quan du lịch (252 lượt khách nước ngoài), doanh thu du lịch đạt 53,3 tỉ đồng.
Bí thư Huyện ủy Kim Bôi Đinh Công Hồng cho biết: Sau hai năm rưỡi thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ, trong tình hình kinh tế trong nước, thế giới có nhiều khó khăn, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp. Do đó, tình hình KT-XH của huyện có những chuyển biến tích cực, VH-XH có bước tiến bộ mới, đời sống nhân dân được cải thiện, ANCT - TTATXH được giữ vững. Tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, lĩnh vực du lịch, dịch vụ chiếm gần 40%. Hộ nghèo giảm 9,9%/năm; 64,6% hộ đạt gia đình văn hóa; thu NSNN 73,2 tỉ đồng. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tất cả 27 xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch, 2 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 23/10, đoàn công tác kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” T.Ư do lãnh đạo Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐ-TB&XH) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh. Làm việc với đoàn có các đồng chí thành viên BCĐ phong trào của tỉnh, các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan của Sở VH-TT&DL.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội - tỉnh Hòa Bình được coi là cái nôi của người Mường cổ với nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc. Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, lòng người thân thiện với bao điều thú vị đang chờ đón du khách muôn phương về với Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 22/10, tại Sở VH-TT&DL, Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa cơ sở. Tham gia đoàn giám sát có đại diện UB MTTQ, Ban Pháp chế HĐND và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Kim Bôi đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các văn bản hướng dẫn của tỉnh và huyện tới BCĐ các xã, thị trấn. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng làng văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững ANCT-TTATXH, ổn định đời sống nhân dân, tạo cho diện mạo khu vực nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư, trong đó có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống đó là: dân tộc Mường, Kinh, Dao. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, MTTQ, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng lòng của nhân dân, phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Cao Phong đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương làng văn hoá 5 năm giai đoạn 2008 - 2013 huyện Yên Thủy, có 20 làng, khu phố văn hoá tiêu biểu đại diện cho 158 xóm, khu phố trên toàn địa bàn được nhận giấy khen của UBND huyện. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá đã tạo nên những định hướng tích cực, những chuẩn mực văn hoá thấm dần vào từng hộ gia đình, từng KDC góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 10,67%; tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đạt 18,17 triệu đồng/người/năm.