Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng Kinh Bắc cổ xưa, hiện còn lưu giữ nhiều loại hình di sản văn hóa độc đáo. Có nhiều danh thắng, lễ hội, di sản di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy nhiều năm qua, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc luôn được Báo Bắc Giang coi trọng tuyên truyền sâu, rộng nhiều mặt. |
Trên cơ sở NQT.Ư 5 (khóa VIII) và chương trình “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020”, Ban Biên tập Báo Bắc Giang đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên trang, chuyên mục. Nội dung chuyên trang không ngừng được nâng cao về chất lượng, tăng cường về thời lượng. Từ năm 2010 đến nay, Báo Bắc Giang đã đăng tải hơn 2.000 tác phẩm về văn hóa. Các tác phẩm viết về di sản văn hóa trên Báo Bắc Giang luôn là vấn đề được độc giả quan tâm. Báo Bắc Giang đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn; phân công trách nhiệm cụ thể cho tập thể, cá nhân phụ trách các chuyên trang, chuyên mục; chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyên truyên về di sản văn hóa; lồng ghép việc tuyên truyền bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa với việc xây dựng NTM; tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa; quan tâm tổ chức mạng lưới cộng tác viên; có cơ chế động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tác giả, tác phẩm tốt về đề tài văn hóa.
|
Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang những bản sắc văn hóa đặc trưng độc đáo và đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá. |
Nguyễn Đắc Tĩnh, Tổng biên tập Báo Sơn La.
Trong những năm qua, Báo Sơn La đã tuyên truyền đậm nét các lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: lễ hội hoa Ban, lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái; lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; lễ hội Mương A Ma của dân tộc Xinh Mun; lễ hội Xen Pang ả của dân tộc Kháng... qua đó góp phần làm cho các thế hệ con em các dân tộc Sơn La hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử - văn hoá của vùng đất mà cha ông đã khai phá và dựng xây, từ đó thêm tự hào, gắn bó với quê hương. Qua tuyên truyền, Báo Sơn La rút ra được một số kinh nghiệm sau: Chi ủy, Ban biên tập đã quán triệt sâu nội dung Nghị quyết cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên trong tòa soạn để thống nhất nhận thức và phương pháp tuyên truyền đưa nội dung nghị quyết vào cuộc sống. Xây dựng kế hoạch, bố trí thời lượng phù hợp tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ nói chung, bản sắc văn hóa các dân tộc nói riêng trên cả 3 ấn phẩm: Báo Sơn La, trang báo Điện tử và Tờ tin ảnh Sơn La. Bên cạnh đó, ngoài bố trí chỉ đạo đội ngũ phóng viên bám nắm cơ sở, 3 cùng với dân để tìm hiểu phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc để phản ánh sinh động đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc trong huyện, Ban biên tập khuyến khích các nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu, cộng tác viên sáng tạo tác phẩm về đề tài bản sắc văn hóa dân tộc.
Báo Hà Giang tuyên truyền về bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc
|
(HBĐT) - Đường phố phong quang, sạch sẽ, người dân có ý thức bảo vệ môi trường là điều mà chúng tôi được chứng kiến khi đến khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Hai buổi/tuần mới có người đến thu gom rác nhưng tuyệt nhiên không có hiện tượng rác rưởi ngoài đường.
(HBĐT) - Ngày 23/10, đoàn công tác kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” T.Ư do lãnh đạo Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐ-TB&XH) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh. Làm việc với đoàn có các đồng chí thành viên BCĐ phong trào của tỉnh, các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan của Sở VH-TT&DL.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội - tỉnh Hòa Bình được coi là cái nôi của người Mường cổ với nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc. Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, lòng người thân thiện với bao điều thú vị đang chờ đón du khách muôn phương về với Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 22/10, tại Sở VH-TT&DL, Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa cơ sở. Tham gia đoàn giám sát có đại diện UB MTTQ, Ban Pháp chế HĐND và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Kim Bôi đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các văn bản hướng dẫn của tỉnh và huyện tới BCĐ các xã, thị trấn. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng làng văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững ANCT-TTATXH, ổn định đời sống nhân dân, tạo cho diện mạo khu vực nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư, trong đó có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống đó là: dân tộc Mường, Kinh, Dao. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, MTTQ, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng lòng của nhân dân, phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Cao Phong đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.