(HBĐT) - Tôi ngồi viết những dòng này trong không gian xanh tươi, thoáng đãng của vườn tược, cây cối bốn mùa. Ở đó giúp tôi luôn ở trạng thái nhàn tản, thư thái hơn. Cho dù nhiệt độ ngoài trời cao đến mấy, vườn nhà đầy ắp bóng râm, mát mẻ, đi đến các góc vườn không cần mũ nón.
Chim chóc trên rừng, dưới ruộng lúa đến với vườn nhà ríu rít suốt ngày. Chúng rủ nhau đến kiếm ăn và tìm nơi nghỉ ngơi cho bớt mỏi cánh, vừa có nhiều tán cây xanh, vừa không có người xua đuổi. Là vườn cây quả xen canh nên mùa nào cũng có hoa trái cho ong, bướm thi nhau tề tựu. Giống chim nào vào vườn cây, tiếng kêu cũng ít khi qua được tai chủ. Có thể tiếng loài chim đa thanh, nhiều cung bậc nhất so với tiếng của muôn loài trên mặt đất này. Con to thì tiếng kêu to, vang xa, con nhỏ thì lách tách, rời rạc như tiếng lá khô chạm đất, lá xanh trên cành đụng vào nhau. Tuy vậy cũng có số ít con thân hình bé nhỏ mà tiếng kêu lại cao vút, vang xa. Chim “lò rèn” tiếng kêu tét, tét, tét... như tiếng búa gõ vào đe, thật đinh tai, nhức óc! Có người ví nó là “xứ giả của người thợ” nên tôi phải dành nhiều thời gian mới mục sở thị dung nhan của giống chim này. Thân hình chỉ như quả trứng vịt, lông loang lổ màu trắng, nâu là con chim lĩnh xướng trong bản hợp xướng của lũ chim rừng trong vườn nhà tôi. Trời phú cho nó có tiếng kêu vượt trội như thế.
Lâu nay người ta thường gán ghép cho giống chim có tiếng kêu “đắp bai đóng cọc” là chim thủy lợi, lại có người nói đó là chim “bắt cô trói cột” để hù dọa những người mới lên với miền núi. Nhưng một cụ bà trong Mường lại kể cho tôi nghe sự tích giống chim này như sau: có một người mẹ trẻ lên nương mót bông dệt vải, người mẹ địu theo đứa con nhỏ, lên tới nương bông, người mẹ đặt con lên một cây củi, chốc lát quay lại để địu con về thì cây củi và đứa bé đã biến mất. Cây củi chính là con trăn, nó đã nuốt đứa bé và chuồn mất. Người mẹ trẻ sợ nhà chồng và thương con cứ ngồi kêu khóc mãi “mất con ở cột, mót bông, mót hột”, vừa như giãi bày, than khóc. Hết ngày này, qua ngày khác, người mẹ trẻ đã biến thành con chim có tiếng kêu như thế, chim kêu suốt ngày đêm nghe thật não lòng. Thỉnh thoảng giống chim này lẩn khuất phía sau vườn nhà tôi và tôi tin lời kể về sự tích giống chim này của bà cụ. Một giống chim nữa cũng kêu một mình suốt ngày đêm trong khu vườn sau nhà tôi đó là chim có tiếng kêu “tu huàu, tu huàu...”. Người trong Mường có câu: “tu huàu là nàng - sáo lang là mõ - vầu nâu (bồ nông) là lính - tỉnh tỉnh (bói cá) là cai - choòng vai sách điếu”. Có người bảo choòng vai là một con vật ở dưới nước, tôi không đồng tình nhưng tu huàu là chim nàng thì tôi tin vì tiếng kêu của nó da diết, ai oán trong sự tìm kiếm tuyệt vọng bởi từ lâu giống chim này đã đi tìm chàng, có thể chàng trai đã nằm lại nơi biên thùy. Chim “nàng” bằng con chim ngói, thân và cánh màu đỏ xanh, cổ có chấm như vòng cườm, mào đỏ, đuôi dài tha thướt. Tôi đã nhiều lần bám theo tiếng kêu để ngắm dung nhan mà không thành. Một giống chim có tiếng kêu tu lôốc, tu lôốc, người..., Mường gọi là chim tục trôốc (đục đầu) cũng là chim có màu sắc đẹp, thường dùng mỏ đục thân cây làm tổ đẻ trứng. “Tục trôốc kêu ra, cau nhà xuống giống”, đó là câu ca trong Mường, nhắc người làng vào tháng 4 âm lịch, buồng cau vụ trước trên cây đã già, màu đỏ ối, cần lấy xuống mà ươm cau con. Con chim có tiếng kêu “pé chò” (bẻ chân) gần giống chim chào mào, thân màu đem như chim khướu, thường kêu vào mùa hè, đang lúc công việc đồng áng ngập đầu, càng làm cho người nông dân quê tôi thêm phần mệt mỏi.
Tiếng chim kêu là tín hiệu giữ cự ly kiếm ăn với đồng loại, có thể là hai con hoặc nhiều con trong đàn. Chim teo kheo (chào mào), chim chìa vôi, chích chòe..., con nào cũng bằng tiếng kêu của riêng mình mà cho con người biết được sự có mặt của nó trong khu vườn. Mấy chú chim này thỉnh thoảng mới xuất hiện trong khu vườn nhà, như các chàng trai “đứng núi này, trông núi nọ” hoặc các cô gái con nhà khá giả rủ nhau “đi phượt”. Chăm chỉ và gắn bó nhất là lũ chim sâu, chim sẻ... Mới tang tảng sáng đã nghe rúc rích quanh nhà, trong tán cây na, khế, xoài, nhãn, nếu chịu để mắt vào sẽ thấy cành lá khẽ lay động.
Từ ngày có con đường chạy từ thành phố Hòa Bình, cắt ngang qua vườn nhà tôi để xuôi về Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội) làm cho đàn chim rừng về kiếm ăn trong khu vườn nhà có phần thưa hơn, nhất là những lúc có tiếng rú ga của xe máy, xả khói, tung bụi của xe tải lớn đi qua, làm cho lũ chim dạt lên khu rừng làng và dạt vào các khu rừng trồng chưa khai thác. Tiếng chim là thứ âm thanh sống mãi với thời gian, phải chăng nó là biểu tượng của sự no ấm, thanh bình, trường tồn của tự nhiên? Chính sự thanh sạch, trong lành của khu vườn đã giữ lại tiếng chim hay chính sự chăm chỉ bắt sâu của chim chóc và những tiếng kêu, tiếng hót của nó đã một thời níu còng lưng mẹ tôi nhổ cỏ vườn và ngày nay vợ chồng tôi dù phải ngược xuôi thăm nom con cháu vẫn thay nhau canh giữ khu vườn đầy ắp tiếng chim.
Tản văn của Đinh Đăng Lượng
(HBĐT) - Chiều 31/10, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tổ chức họp bàn về tiến độ triển khai kế hoạch Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ, Trưởng BTC Ngày hội chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đã trao giải nhất cho mẫu biểu trưng của tác giả Nguyễn Đình Lan, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và lựa chọn là lôgô biểu trưng chính thức của Ngày hội.
(HBĐT) - Đó là chủ đề màn đồng diễn tại Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII. Màn đồng diễn được chia làm 3 chương, 10 cảnh.
(HBĐT) - Ngày 26 - 27/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã tổ chức “Hội thi cán bộ Agribank tài năng – Thanh lịch năm 2013”. Tham dự hội thi có 13 đội với 91 thí sinh thuộc các phòng, chi nhánh giao dịch của Agribank trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 29/10, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng, bài hát và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”. Cuộc thi được phát động từ ngày 1/8-10/10/2013. Đối tượng tham gia là các nghệ nhân, tác giả hiện đang công tác và sinh sống tại các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái).
(HBĐT) - Cồng chiêng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Mường Hòa Bình. Những cụ cao niên đất Mường kể rằng: âm hưởng tiếng cồng, tiếng chiêng từ rất lâu đã tồn tại trong tâm thức của người Mường. Khi xưa, con người thưa vắng, núi non trập trùng, rừng suối hoang vu, tiếng cồng chiêng đã xua đổi muông thú. Tiếng cồng chiêng gọi bạn nơi rừng thẳm. Tiếng cồng chiêng vui duyên đôi lứa, ngày hội đầu xuân. Tiếng cồõng chiêng tiễn đưa người về với ông bà, tổ tiên.